Thiều Hoa nghe Tường Loan nói, chợt tỉnh ngộ:
– Mình đáng chết thực. Bản lĩnh của nhị sư huynh không phải tầm thường. Hôm đó, nhị sư huynh chỉ bị ngoại thương rất nhẹ. Người giả bộ mê man đến độ trở mình không nổi, thế mà mình cũng tin được.
Nàng nhớ lại, hôm đó, Tường Loan đã thắc mắc rằng: Nhị sư huynh công lực rất cao, không thua gì đại sư huynh, nên dù cho có bị nội thương trầm trọng cũng không đến nỗi như thế... Nàng nghe qua, nhưng đã không lưu ý.
Nàng lại nhớ, nhị sư huynh đã thuật lại rằng: Nghiêm Sơn đấu chưởng với sư thúc. Sư thúc bị phun máu miệng, bị thương nặng. Còn Phong Châu song quái đấu chưởng với sư phụ, sư mẫu... Song quái định giết sư phụ, sư mẫu, nhưng bị Nghiêm đại ca cản lại, vì y cảm phục thái độ đường đường chính chính của phái Cửu Chân. Hơn nữa Nghiêm đại ca hối hận về việc nghe theo lời bịa đặt của Thái Thú Cửu Chân là Nhâm Diên, mang quân trợ giúp y đánh Đinh, Đào trang. Nhâm Diên nói rằng Đào, Đinh trang là hai trang của trộm cướp. Nhưng khi giao chiến với ta và tiểu sư đệ, Nghiêm đại ca thấy ta và tiểu sư đệ là người ngay thẳng. Hơn nữa, giữa lúc nhà tan cửa nát, tại trận tiền, chúng ta không thù hằn đại ca. Đại ca quả có con mắt tinh đời, đã hiểu người của phái Cửu Chân ta, hiểu ta với tiểu sư đệ... Thế nên, ngày nay, ta mới là vợ người. Sau đó, Phong Châu song quái bắt nhị sư huynh đi. Vậy, chuyện y bắt nhị sư huynh đi là không thực. Song quái với nhị sư huynh chắc có liên hệ gì đây.
Thiều Hoa từ ghế ngồi của đệ nhất phu nhân Lĩnh Nam bước lên đài, hỏi Trịnh Quang:
– Nhị sư huynh! Thì ra nhị sư huynh là người của Phong Châu Song Quái cài vào phái Cửu Chân để hại người. Hôm đó, Song Quái bắt nhị sư huynh đi, bày ra vụ sư huynh bị thương, hầu có thể theo dõi ta với tiểu sư đệ. Nhưng, sư muội Tường Loan đã nhìn thấy cái sơ hở của ngươi, nên ngươi giết Tường Loan. Thực ông trời có mắt nên Tường Loan không chết, còn được sư phụ thu làm nội đồ... Trên đường từ Cửu Chân đi Hoa Lư, bất cứ chúng ta ẩn tránh thể nào, Song Quái cũng theo kịp. Thì ra ngươi đã để dấu vết lại cho bọn chúng tìm bọn ta. Tới lúc ở nhờ phái Hoa Lư, ngươi lên mặt đạo đức, hô hào sư huynh, sư muội giết ta để bịt miệng. Ngươi thật là tàn bạo.
Mọi người thấy Thiều Hoa từ chỗ dành cho đệ nhất phu nhân Lĩnh Nam lên đài, thì biết nàng là phu nhân của Lĩnh Nam Công. Khi nghe nàng nói mấy câu đó, mới hay nàng là đệ tử của Đào Thế Kiệt. Dưới ánh trăng, tà áo nàng bay phất phới, nhan sắc nàng càng thêm huyền ảo.
Người người truyền nhau:
– Nàng đẹp như thế không trách Lĩnh Nam Công đặt nàng làm phu nhân cũng phải. Thực là tiên nữ giáng phàm.
Tường Loan nói tiếp:
– Ta dò thám biết hết âm mưu của ngươi. Khi đến Hoa Lư ở nhờ phái này, ngươi lên mặt đạo đức, họp sư huynh sư muội kể tội tam sư tỷ là Mỵ Châu, định giết sư tỷ. Ngươi làm thế vì tam sư tỷ cũng khám phá ra ngươi giả đò bị thương. Ngươi định giết người để bịt miệng ư? Khó lắm, Trịnh Quang.
Ngừng một lát, nàng nói tiếp:
– Trịnh Quang, cha ngươi xuất thân là quân trộm cướp, phiêu bạt sang xứ Lão Qua làm ăn. Sau, được sư phụ đem về, giao cho chức bang trưởng một sóc dân ở rừng núi. Khi ngươi được mười mấy tuổi, cha ngươi chết. Mẹ ngươi không biết dạy con, nên, anh em ngươi đều trở thành những đứa trẻ lêu lổng. Hai em gái ngươi, một đứa lấy chồng làm quân giặc cướp, một đứa lấy chồng lính Hán, một thứ vợ thằng Ngô. Còn ngươi, làm rể nhà Nguyễn Cao. Bà dì của vợ ngươi làm tỳ nữ cho sư phụ. Bà xin sư phụ nhận ngươi làm đệ tử. Sư phụ dạy võ công cho ngươi, tạo sự nghiệp cho ngươi. Là đệ tử danh ngôn chính phái, không hiểu sao ngươi lại chui đầu vào làm gian tế cho Song Quái. Cách đây bảy năm, ngươi đánh trộm ta, nhưng ta không chết. Hôm nay, ngươi phải đền tội trước mặt anh hùng thiên hạ.
Tường Loan phóng chưởng đánh liền. Bây giờ nàng mới đem bản lĩnh chân thực ra. Chưởng lực của nàng hùng hậu vô cùng. Trịnh Quang lại dùng Phục Ngưu Thần Chưởng chống đở. Nhưng, võ công y thấp quá, cứ phải lùi dần đến góc đài. Tường Loan ngừng lại cho y thở một chút, rồi vận chân khí phóng một chưởng. Đám đệ tử Cửu Chân cùng kêu lên:
– Hải triều lãng lãng!
Trịnh Quang biết chưởng này rất lợi hại, nên y cũng vội ra chiêu Hải triều lãng lãng chống lại.
Hai bên cùng là đệ tử Đào gia, cùng phát một chiêu, công lực ai mạnh, người đó sẽ thắng.
Đào Kỳ ngồi dưới đài lo nghĩ:
– Bố ta mới thu nhận Tường Loan làm nội đồ gần đây. Công lực của nàng không biết có đủ để đối phó với gã Trịnh Quang hay không?
Trên đài, hai chưởng chạm nhau. Bình một tiếng, cả hai cùng lui lại. Hai người cùng phát lớp thứ nhì. Chưởng phong ào ào chụp xuống.
Nghiêm Sơn ngồi trên đài tự nhủ:
– Chiêu số này kình lực mạnh thực. Ngày nọ mình với Thiều Hoa có thử đối nhau mấy chiêu. Thiều Hoa ra chiêu này, khiến mình thấy tay tê buốt.
Lần này chưởng lực đụng nhau, Trịnh Quang bị bật lùi đến góc đài, trong khi Tường Loan tiến lên một bước. Hai người đều hít một hơi dài, phát lớp thứ ba. Chưởng lực chạm vào nhau đến tẹt một cái. Hai bên thi diễn cuộc đấu nội lực.
Trong khi Tường Loan phiêu phiêu hốt hốt, ung dung nhàn nhã thì Trịnh Quang phải dùng hết sức để chống đỡ.
Đấu được một lúc, trên đầu Trịnh Quang đã có làn khói bốc lên. Công lực của y đã gần cạn hết. Y muốn lên tiếng van xin Tường Loan, nhưng không dám mở miệng, vì, nếu y mở miệng, chân khí sẽ đoạn tuyệt, y sẽ hộc máu mà chết.
Một lát trôi qua, Trịnh Quang lảo đảo sắp ngã. Tường Loan thu nội lực về, khiến y ngã ngồi xuống đài.
Tường Loan hướng về phía đám đệ tử Cửu Chân, hỏi:
– Các sư huynh, sư đệ! Tường Loan có nên giết chết tên phản đồ này không?
– Giết chết đi!
– Giết tên gian tế đi!
Trong khi Tường Loan mải nói với đồng môn, Trịnh Quang đã bò, lết lui dần ra phía sau nàng. Tường Loan giật mình quay lại đúng lúc Trịnh Quang đứng dậy, định nhảy xuống đài. Nàng tát cho y một cái khiến y ngã chúi đầu xuống đất.
Lê Đạo Sinh nói:
– Tường Loan cô nương! Ngươi đã thắng được Trịnh Quang rồi thì thôi, hà tất phải giết nhau? Chỗ này là nơi tuyển người võ công cao nhất các phái, không phải là chỗ để trả thù nhau. Nếu ngươi muốn trả thù thì sau này thiếu gì cơ hội? Võ công người cao nhất Cửu Chân, vậy ngươi ngồi vào ghế đại diện đi.
Tường Loan lắc đầu:
– Thưa các vị anh hùng! Phái Cửu Chân chúng tôi gồm chín nhà, đều là dòng dõi trung lương của Âu Lạc. Bản phái trong mấy trăm năm qua, lúc nào cũng nằm gai nếm mật vì hận vong quốc, cố công luyện tập võ nghệ để phản Hán phục Việt. Nhưng gần đây, tên Thái Thú Nhâm Diên thâm độc, mưu đồ Hán hóa người Việt, bị nghiêm sư Đào tiên sinh khám phá ra, tỏ ý chống đối. Y bỏ tiền, lung lạc được năm trong chín trang theo y với cái bả học được văn minh người Hán, quên gốc Việt. Y lại đe dọa, khiến hai trang nữa phải rửa tay gác kiếm. Cuối cùng, còn Đào, Đinh trang, y bất thần đem kỵ binh Cửu Chân cộng thêm với thiết kỵ của Giao Chỉ vào đánh phá, thành ra hai trang tan nát. Nghiêm sư và sư thúc tuy nhà tan cửa nát, nhưng cũng chiếm được năm chiến thuyền, chạy đến một nơi bí mật ẩn thân. Nghiêm sư cho tiểu nữ đến đây để báo cho các vị võ lâm đồng đạo biết rằng bản phái không bao giờ cho đệ tử Cửu Chân tham dự trong đoàn đi cầu phong Hán đế. Hán là Hán, Việt là Việt. Tại sao chúng ta là con cháu Hùng Vương, An Dương vương lại phải đi cúi đầu cầu xin Hán để được thọ phong? Sao Hán đế không sang cầu chúng ta phong cho? Chúng ta đang âm thầm chuẩn bị đuổi giặc Hán, lại đi cúi đầu lạy giặc Hán, việc này không bao giờ có thể xảy ra được.
Nàng quay lại phía đệ tử của Cửu Chân nói:
– Các vị sư huynh, sư đệ! Sư phụ hãy còn tại thế, ngươi đã luyện võ đến trình độ cao thâm khôn lường. Trước kia, tôi là ngoại đồ, sau khi xảy ra vụ Trịnh Quang, đã được sư phụ thu làm đệ tử, truyền thụ võ công, nên ngày nay tôi mới thắng được tên Trịnh Quang.
Đào Kỳ nghe phụ thân còn sống, mừng muốn run người lên, nhưng chàng chợt nghĩ mình đang giả trang, nên không tiện lên tiếng hỏi thăm. Chàng nghĩ: Sau đây, ta sẽ hỏi sư tỷ Tường Loan để biết chỗ ở của cha mẹ ta, tìm đến thăm người cũng chưa muộn.
Thiều Hoa nắm tay Tường Loan hỏi:
– Sư muội! Ngươi còn nhớ ta không?
Tường Loan đáp:
– Sư tỷ! Chuyện của sư tỷ, sư phụ biết hết rồi. Ngươi không trách phạt sư tỷ đâu. Ngươi nói: Sư tỷ là người lòng dạ rất tốt. Sư tỷ đối với tiểu sư đệ như con. Sư tỷ tuy là vợ Lĩnh Nam Công, nhưng người Hán cũng có người xấu, kẻ tốt. Nghiêm công là người anh hùng nghĩa hiệp, đủ cả: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng, Minh... đó là người anh hùng khó kiếm trong thiên hạ. Chính đệ tứ Thái Bảo phái Sài Sơn đã nói thì sai thế nào được?
Thiều Hoa nước mắt như mưa:
– Sư phụ, sư mẫu! Con ghi nhớ ơn người đời đời!
Nàng dắt tay Tường Loan về phía đám đệ tử Cửu Chân.
Nghiêm Sơn ngồi trên đài, thấy những biến chuyễn của phái Cửu Chân mà chàng không nói được một lời. Từ ngày lấy vợ đến giờ, chàng hết lòng chiều đãi, nhưng Thiều Hoa lúc nào cũng buồn về việc nàng bị ám ảnh bởi cái nhục Mỵ Châu... Nay, cái ách đó đã gỡ ra được, nhưng chàng lại gặp điều không may. Nguyễn Tam Trinh, Đào Thế Kiệt đều khen chàng, võ lâm Lĩnh Nam kính phục chàng, nhưng Tô Định thì đang lo hại chàng. Tô Định từ mấy năm nay kiếm cớ để tấu về triều, nói rằng chàng mưu lập Lĩnh Nam làm giang sơn riêng. Nay Tường Loan nói lời bạo nghịch như vậy, rồi Thiều Hoa bỏ chỗ ngồi về chỗ của phái Cửu Chân, rõ ràng là đã có mưu đồ phản Hán. Chắc chắn Tô Định sẽ lợi dụng tình thế để hại chàng. Chàng nhủ thầm:
– Bất quá ta bỏ quan chức, cùng Thiều Hoa rong ruổi giang hồ chẳng hạnh phúc hơn sao?
Lê Đạo Sinh nói lớn:
– Phái Cửu Chân không tham dự vào việc xin cầu phong sau này sẽ không được dạy võ nữa. Ta cứ mặc phái Cửu Chân. Mỗi người mỗi chí. Bây giờ đến 36 động Lôi Sơn. Ai là người võ công cao nhất Lôi Sơn, xin châu trưởng Trần nữ hiệp chỉ định cho.
Hùng Trọng nói:
– Người võ công cao nhất của Lôi Sơn chúng tôi là châu trưởng Trần Năng chứ còn ai nữa?
Trần Năng vừa bước lên đài, đã thấy một người cũng nhảy lên khoanh tay đứng trước mặt nàng. Đó là Đinh Công Minh, con trai Đinh Công Dũng. Năm trước đây, trong trận đấu ở Nam Mê Linh dành chức châu trưởng 36 động, Công Dũng đã bị Phương Dung giết chết. Trần Năng hỏi:
– Đinh thiếu hiệp! Năm trước đây trong dịp tranh chức Thống lĩnh 36 động Nam Mê Linh, ba động Lôi Sơn đã chịu thua rồi, không lẽ thiếu hiệp quên hay sao, mà còn lên đây tranh dành?
Đinh Công Minh chắp tay hướng vào tứ phương hành lễ rồi nói:
– Thưa chư vị anh hùng! Năm trước đây gia phụ có ý tổ chức đại hội 36 động Nam Mê Linh để thống nhất thành châu. Con nhỏ này đã dùng một người ngoài để sát hại gia phụ của tại hạ. Dùng gian kế như vậy để đoạt chức châu trưởng, hỏi có xứng đáng hay không? Hôm nay là ngày các phái tổ chức chọn người võ công cao nhất, chứ không chọn người cầm quyền cao nhất. Y thị dùng gian kế đoạt chức châu trưởng đã không xứng đáng, thêm nữa, võ công y thị có được là bao? Xin chư vị xét cho.
Lê Đạo Sinh gật đầu:
– Điều đó đúng. Ở đây chỉ chọn người có võ công cao nhất mà thôi. Nếu Đinh thiếu hiệp không phục Trần nữ hiệp, xin các vị cứ việc tỷ đấu.
Đinh Công Minh hướng vào Trần Năng nói:
– Trần châu trưởng! Nếu ngươi biết thân phận, cứ việc lui xuống đài. Còn nếu ngươi tự thị võ công cao nhất, xin hãy chỉ dạy cho tại hạ ít hiệp.
Hùng Bảo ở dưới thấy Đinh Công Minh lên đài, tự biết sẽ không ổn. Chàng biết võ công của vợ là võ công Tản Viên, tuy hùng hậu thực, nhưng đem tỷ đấu với Công Minh, thuộc võ công Trung Nguyên, thì, võ công ai cao hơn thì người đó thắng. Trần Năng không phải đối thủ của y. Còn võ công của chàng là võ công Cửu Chân, đã được nghiên cứu để khắc chế võ công Trung Nguyên; nên, mỗi khi giao đấu, mỗi chiêu mỗi thức của võ công Trung Nguyên sẽ bị võ công Cửu Chân khắc chế. Vì vậy, chàng vội nhảy lên đài, nói:
– Đối phó với ngươi, không cần phải Trần châu trưởng ra tay. Ta ra tay cũng đủ.
Đinh Công Minh cười ha hả nói:
– Nam nhi trượng phu phải biết tu thân, tề gia rồi mới trị được quốc. Nhà ngươi đi cúi đầu, quỳ gối trước đàn bà, đội vợ lên đầu mà không biết nhục, sao còn dám lên đây dương oai diệu võ? Ta khuyên ngươi nên trở về lo chuyện trong nhà là hơn.
Hùng Bảo nghiêm trang nói:
– Ta họ Hùng, con cháu 18 đời vua Hùng. Chúng ta là người Văn Lang, đều là con rồng cháu tiên. Có bao giờ quốc tổ Lạc Long Quân khinh rẻ tổ mẫu Âu Cơ đâu? Xưa kia, Quốc Tổ, Quốc Mẫu sinh 100 người con, 50 theo mẹ, 50 theo cha. Mẹ cũng thế, mà cha cũng vậy. Trải qua mấy ngàn năm, người Việt chúng ta đều coi nam nữ như nhau. Ai có tài sẽ ra gánh vác việc đời, cần gì phải phân nam với nữ?
Chàng ngừng một lát rồi nói tiếp:
– Phái Sài Sơn nổi tiếng hiệp nghĩa anh hùng, đệ nhất Thái Bảo là Nam Hải Nữ Hiệp, có ai phân biệt nam, nữ đâu? Như phái Tản Viên, Thái Sơn Bắc Đẩu hiện thời, trong phái có Nhị Trưng, uy danh lừng Lĩnh Nam, có ai phân biệt nam, nữ đâu? Ngay bản thân ta đây, bái một nữ hiệp phái Cửu Chân làm sư phụ mà học được nghệ. Còn phu nhân của ta, nhờ võ công Tản Viên đã đoạt chức châu trưởng, mấy năm nay đã làm cho châu thêm giàu mạnh, có ai dám phủ nhận? Ta hãnh diện vì có phu nhân tài ba, ta kém tài nên ở duới quyền người, chẳng có gì là nhục cả.
Hồ Đề từ chỗ 72 động Tây Vu lên đài hỏi:
– Đinh thiếu hiệp, ngươi nói hơi quá rồi. Lên đài để đấu võ chớ không phải để miệt thị nam nữ!
Đinh Công Minh cười nhạt:
– Ta nói tên Hùng Bảo chui đầu vào trong quần vợ nó, chứ ta có nói nó chui đầu trong quần cô nương đâu?
Hồ Đề không nói gì, vung quyền đánh thẳng vào mặt Đinh Công Minh. Công Minh ngửa đầu ra sau tránh. Hồ Đề quét chân một cái, khiến y ngã chúi đầu, nằm dài trên sàn đài. Nàng đá vào đít y một cái, cả thân hình y bay vào chân Trần Năng. Trần Năng đã đứng ở mé đài, tránh không kịp, nàng vội xoạc chân ra, thân hình Công Minh chui tuột qua háng nàng, rơi xuống đài. Nhưng y là một cao thủ, nên chỉ xoay mình một cái đã đứng dậy được. Y phóng mình lên đài, tấn công Hồ Đề để trả thù.
Nguyên y học võ tại Trung Nguyên, bản lãnh không phải tầm thường. Vừa rồi, vì mải nói, không phòng bị, trong khi Hồ Đề lại ra tay một cách thần tốc, tuyệt không có triệu chứng gì báo trước nên y mới bị bại.
Hồ Đề lui lại đỡ quyền của y, rồi nói:
– Ngươi bảo Hùng hầu chui đầu trong quần Trần châu trưởng, tại sao ngươi cũng chui đầu dưới quần Trần châu trưởng như vậy? Ta lên đây để dạy dỗ ngươi liệu lời mà ăn nói, thế thôi. Còn chuyện tranh phong với người trong châu, thì mặc ngươi với Hùng hầu.
Nói rồi nàng nhảy xuống đài. Đinh Công Minh bị làm nhục, không biết đổ cái uất đó vào đâu, y phóng chưởng đánh Hùng Bảo. Hùng Bảo ra chiêu đỡ. Hai người quấn lấy nhau giao đấu.
Cứ như bản lĩnh do Thiều Hoa truyền dạy, muôn ngàn lần Hùng Bảo không thể là đối thủ của Công Minh. Nhưng trong những ngày gần Đào Kỳ, được Đào Kỳ chỉ dẫn tường tận, bản lĩnh chàng đã khá cao. Lại nữa, võ công của chàng thuộc Cửu Chân, gốc từ Âu Lạc, vốn bao hàm khắc chế với võ công Trung Nguyên, nên dù không bằng Công Minh, nhưng y cũng chưa thể thắng được chàng.
Dưới đài, Đào Kỳ thấy rõ Hùng Bảo không thể tiếp tục được quá 30 chiêu nữa, chàng chưa biết làm cách nào để giúp Hùng Bảo. Chính Lê Chân, Xuân Nương, Đàm Ngọc Nga cũng nhận thấy như thế.
Đào Kỳ hỏi Đàm Ngọc Nga:
– Tỷ tỷ ơi! Có cách nào giúp Hùng Bảo không? Anh ấy thua đến nơi rồi.
Đàm Ngọc Nga lắc đầu. Đào Kỳ nói:
– Kìa, chị trông. Giá Hùng Bảo đánh thấp tí nữa thì trúng y rồi. Đàm Ngọc Nga trố mắt nhìn Đào Kỳ:
– Cậu cũng biết võ à?
Đào Kỳ vội chữa:
– Em ăn mày lâu ngày, ở tửu lầu thấy người ta đấu võ nhiều nên biết thế thôi. Em có thuộc một bài ca của thầy phù thủy, cứ ca lên là chị muốn bên nào thắng được ngay.
Đàm Ngọc Nga thấy ngồ ngộ, hỏi:
– Cậu ca thử xem nào.
Đào Kỳ nói khẽ:
– Nếu em ca, chị phải ca tiếp liền. Ca cho Hùng Bảo và Đinh Công Minh cùng nghe thấy mới có kết quả.
Lê Chân gật đầu:
– Được, cậu cứ hát. Chị hát theo liền.
Đào Kỳ nhìn trên đài rồi nói:
– Nhũ yến quy sào.
Lê Chân la lớn lên:
– Nhũ yến quy sào.
Hùng Bảo trước đây đã được Đào Kỳ nhắc mà thắng Đinh Công Hùng. Nay chàng đang bị Đinh Công Minh tấn công muốn không thở được. Chợt nghe đến tên chiêu võ của Cửu Chân, chàng không nghĩ ngợi, lao đầu như người té về phía trước, hướng vào ngực Đinh Công Minh. Công Minh vội thu chưởng về, một tay đở ngực, một tay đánh trên cổ chàng.
Đào Kỳ la:
– Bạch vân thiên tải.
Lê Chân vội la lớn:
– Bạch vân thiên tải.
Hùng Bảo biến chiêu từ húc bằng cách lòn người trở ra, hai chân phóng vào ngực Đinh Công Minh. Bình một cái, Công Minh bị đá văng xuống đài.
Lê Chân và Đàm Ngọc Nga không phải người ngu, nên nghe Đào Kỳ nhắc có hai câu mà Hùng Bảo đang từ bại đã chuyển thành thắng, hai người biết ngay Đào Kỳ là người có võ công cao.
Ba người bàn luận đều không qua mắt được vị đệ tứ Thái Bảo Nguyễn Tam Trinh. Ông liếc nhìn Đào Kỳ một cái, cười nói:
– Thì ra đây là một vị cao nhân của phái Cửu Chân. Tại hạ mắt kém không nhìn ra được thiếu hiệp là đệ tử của vị nào trong phái Cửu Chân, xin thứ lỗi.
Phùng Vĩnh Hoa là người cơ mưu tuyệt vời. Nàng đoán cậu bé ăn mày này là Đào Kỳ, nên nàng lôi Đào Kỳ đến bên cạnh, lấy ngón tay cốc lên đầu chàng hai cái, nói:
– Cậu em này, bây giờ lớn quá rồi hả? Dám qua mặt các chị.
Rồi nàng cốc thêm hai cái nữa. Lê Chân ngơ ngác không hiểu. Vĩnh Hoa ghé tai Lê Chân nói:
– Đào tiểu đệ chúng ta đã gặp ở Đăng Châu đó, sư tỷ quên rồi sao?
Lê Chân nhìn kỹ, quả là Đào Kỳ. Nàng nắm lấy tai Đào Kỳ kéo một cái, rồi ghé vào tai, nói khẽ:
– Gớm thật, dám qua mặt chị cả.
Đinh Công Minh đã trở lại đài. Y muốn đấu nữa.
Nghiêm Sơn phất tay:
– Đinh thiếu hiệp! Võ công ngươi cao hơn Hùng hầu nhiều, nhưng ngươi đã bị đánh rơi xuống đài, ngươi đã bị bại rồi.
Đinh Công Minh cãi:
– Nhưng...y được người của phái Sài Sơn ám trợ.
Nam Hải nữ hiệp lên tiếng:
– Phái Sài Sơn của ta đâu biết võ Cửu Chân để nhắc cho Hùng hầu? Chẳng qua là một cao nhân phái Cửu Chân ngồi chung với Sài Sơn nhắc nhở con em mà thôi.
Đào Kỳ giật bắn người lên. Thì ra Nam Hải nữ hiệp đã biết tung tích chàng từ lâu rồi, nhưng bà thâm trầm, không nói ra đó thôi. Bất giác chàng khâm phục vô cùng, nói nhỏ với Lê Chân:
– Tôn sư quả thực minh mẫn. Em giả trang đến như chị Vĩnh Hoa cũng không nhìn ra, thế nhưng người lại biết. Hèn chi, tám vị Thái Bảo không tôn người là đệ nhất?
Trên đài, Đinh Công Thắng đã thượng đài nói với Hùng Bảo:
– Hùng hầu! Đinh lão tam mỗ muốn lĩnh giáo những chiêu thức cao siêu của Hùng hầu.
Đào Kỳ lo sợ cho Hùng Bảo:
– Võ công của Đinh Công Thắng ngang hàng với phụ thân ta. Ngay tam sư tỷ cũng chỉ chịu được mười hiệp là cùng. Hùng Bảo địch sao lại y? Ngày nọ, Phương Dung dùng kiếm giết chết Đinh Công Dũng cũng phải khó khăn lắm, suýt nữa mất mạng về tay y. Nay, Công Thắng võ công cao hơn Công Dũng nhiều, lại nung nấu ý chí trả thù, Hùng Bảo nguy mất.
Lê Chân hỏi Đào Kỳ:
– Này, chú bé ăn mày, chú có cách gì cứu Hùng Bảo không?
Đào Kỳ lắc đầu:
– Tỷ tỷ là Đông Triều Nữ Hiệp, tỷ tỷ có cách gì không?
Lê Chân gật đầu:
– Đông Triều thì không có, nhưng Vĩnh Hoa thì có dư.
Phùng Vĩnh Hoa cười:
– Nếu em chịu gọi ta bằng Chị cả ba tiếng, ta sẽ chỉ cho.
Đào Kỳ nheo mắt:
– Từ ngày gặp chị, không biết em đã kêu đến mấy ngàn tiếng rồi, đâu phải đợi tới bây giờ?
Trên đài, Hùng Bảo đã bắt đầu đấu với Đinh Công Thắng. Bảo dùng võ công Cửu Chân rất tinh vi, nhưng công lực chưa đủ. Trong khi Công Thắng rất cẩn thận, vừa công vừa thủ, dường như hắn đợi Hùng Bảo kiệt lực rồi mới ra tay. Phùng Vĩnh Hoa lấy bút viết mấy chử vào giấy, vo tròn lại, rồi bảo Đào Kỳ:
– Em có chỉ lực mạnh, hãy nhắm bắn viên giấy này sang chỗ chị Hồ Đề, sẽ có kế cứu được Hùng Bảo.
Đào Kỳ nhìn Vĩnh Hoa tự hỏi:
– Ta mới học được phép đàn chỉ đây, sao chị này đã biết được?
Chàng búng viên giấy một cái. Viên giấy quay tròn kêu lên những tiếng vo vo, nhưng bay rất chậm, hướng về phía đệ tử Tây Vu. Hồ Đề thấy viên ám khí quay tròn, rít lên những tiếng vo vo không ngừng, từ từ bay đến trước mặt. Nàng ngạc nhiên tự nhủ:
– Trên thế gian này sao lại có thứ ám khí quay nhanh đến độ phát ra tiếng kêu như thế kia, rồi lại đến rất chậm, thế là nghĩa lý gì?
Thấy kình lực mạnh, Hồ Đề không dám bắt. Nàng rút dao định gạt, bỗng viên ám khí bay chậm dần, rồi vù một cái, mở ra thành tờ giấy, rơi xuống trước mặt nàng. Hồ Đề cầm lên coi, thì ra một lá thư. Nàng nhẫm đọc, miệng tủm tỉm cười, hướng về phía Phùng Vĩnh Hoa gật đầu, tỏ ý hiểu.
Hùng Bảo đã bị Đinh Công Thắng dồn đến góc đài. Bỗng Công Thắng quát lớn:
– Đại ca, em trả thù cho đại ca đây.
Rồi, y phóng một chưởng vào hạ bàn Hùng Bảo. Hùng Bảo vội nhảy lên cao. Công Thắng chuyển chưởng lực từ dưới vào bụng Hùng Bảo. Bảo vội phóng chưởng đỡ, rồi mượn sức chưởng đối phương, lộn một vòng trên không. Công Thắng đánh thêm một chưởng cực mạnh vào ngực Hùng Bảo. Bảo vội vung chân đá, Công Thắng đã biến chưởng thành cầm nã, hai tay tà tà đánh ra như cái kéo. Y định đánh gãy chân tay Hùng Bảo.
Giữa lúc đó, Đinh Công Thắng cảm thấy như tay mình vướng vào vật gì khiến kình lực phát không ra. Y nhìn lại, đó là một sợi dây mềm, lớn bằng cổ tay, ai đã tung lên quấn vào hai tay y.
Trong khi đó, Hùng Bảo từ từ hạ xuống. Công Thắng giật tay gỡ dây ra, nhưng càng gỡ, giây càng siết chặt. Sợi dây có mùi tanh hôi không thể tưởng tượng được. Rồi một sợi dây thứ nhì từ khán đài đệ tử Tây Vu bay đến. Sợi dây quay tròn trên không rồi cuốn trước ngực Công Thắng hai vòng, siết chặt. Tiếp theo sợi thứ ba cuốn tròn chân y lại.
Đinh Công Thắng kinh hãi nghĩ:
– Trên đời sao lại có thứ võ công tung giây ở xa, cuốn lại trói người kỳ lạ thế này? Không lẽ sợi dây là ám khí nên có mùi hôi tanh khủng khiếp?
Tới khi nhìn kỹ, y mới giật mình kinh hoảng. Đó không phải giây mà là mấy con trăn, mùi hôi tanh bốc lên khiến y muốn nôn oẹ. Mấy con trăn quấn chặt chân tay y, đầu hướng vào mặt y, lưởi phun phè phè như cố ý đe dọa.
Chính Hùng Bảo khi đáp xuống, nhìn thấy tình trạng của Công Thắng cũng hoảng hốt.
Chợt một bóng hồng bay lên đài, thân pháp cực nhanh và đẹp mắt. Đó là một thiếu nữ thanh tú, mỹ lệ. Nàng vút kiếm vung lên định chém trăn để cứu Công Thắng, thì một tiếng hú dài vang lên từ phía 72 động Tây Vu, mấy con trăn buông Công Thắng ra, vọt xuống đài, biến mất.
Thiếu nữ lên tiếng hỏi:
– Chúng ta, 36 động Lôi Sơn đấu võ để quyết định người có võ công cao nhất, tại sao người của Tây Vu lại dùng rắn ám hại? Nếu là anh hùng hảo hán, hãy lên đây cùng ta tỷ đấu?
Nguyễn Tam Trinh hỏi Đào Kỳ:
– Này cháu, nữ lang đó là ai vậy?
Đào Kỳ đáp:
– Nàng là con gái Đinh Công Dũng. Nghe nói tâm địa nàng rất lương thuần. Đã nhiều lần khuyên cha, chú nên hợp tác với Thi Sách và Nhị Trưng, nhưng cha, chú không nghe lời. Không biết nàng học võ ở đâu và học với ai. Còn nàng tên là Đinh Hồng Thanh.
Bên khán đài Tây Vu, Hồ Đề hướng lên đài trả lời Hồng Thanh:
– Những thú vật ta nuôi, vốn ở rừng núi đã quen, thường không cắn ai cả. Chúng chỉ thích xơi thịt những tên Việt muốn bán tổ tiên Việt mà thôi. Cô nương, ta xem dung nhan cô thực mặn mà hiếm có. Thế khinh thân thượng đài vừa qua cũng không tầm thường. Ta thấy mà nể. Nhưng cô nương thách thức ta đấu võ, thì ta đành phải nhận lời.
Nàng hướng vào các vị trọng tài, hỏi:
– Nam Hải nữ hiệp, người là đại diện cho đạo đức, nghĩa hiệp võ lâm, xin người cho biết tiện nữ có quyền mượn khán đài, qua lại vài hiệp với Đinh nữ hiệp không?
Hồ Đề là người cương trực, tính tình như nam tử. Nàng không coi Lê Đạo Sinh, Nghiêm Sơn, Tô Định vào đâu, nên nàng chỉ hỏi một mình Nam Hải nữ hiệp mà thôi.
Nam Hải đoán được ý nàng, nên nói:
– Hồ Thống lĩnh! Ngươi là chủ của 72 động, thân phận không nhỏ, chấp chi lời của một thiếu nữ nhỏ tuổi?
Hồ Đề chắp tay vái:
– Đinh cô nương! Nam Hải nữ hiệp không những là đệ nhất Thái Bảo của phái Sài Sơn, mà còn là đệ nhất Thái Bảo của võ lâm nữa. Người đã dạy, chúng ta khỏi cần đấu nữa.
Đinh Công Thắng cãi:
– Chưa chắc.
Hồ Đề cười:
– Đinh Tam Hiệp! Ngươi là một trong Lôi Sơn tam hùng, mà không đạt đạo lý chút nào cả. Nói về võ công, chưa hẳn phái Sài Sơn là đệ nhất. Nhưng xưa nay, những người được gọi là anh hùng hiệp sĩ đâu phải chỉ nhờ ở võ công cao? Nhưng chính nhờ ở hành vi đạo đức. Đạo đức xưa nay vẫn được tôn thờ. Ngang thời với Khổng Tử, có biết bao nhiêu người là công, hầu bá... nhưng ngày nay có ai thờ họ đâu? Thiên hạ chỉ thờ ngài, bởi ngài là một người đạo đức. Chúng ta là người Việt, ngài là người Hán, mà chúng ta cũng thờ ngài. Nay, phái Sài Sơn nổi danh đạo đức, nghĩa hiệp, Nam Hải nữ hiệp đứng đầu phái này, chúng ta không tôn ngài là Nam Thiên đệ nhất, thì tôn ai đây?
Đinh Công Thắng bị Hồ Đề dồn cho một hồi, đành ngậm miệng. Đinh Hồng Thanh nói:
– Hồ Thống lĩnh! Nếu ngươi chịu thua như vậy thì xuống đài đi.
Hồ Đề cười:
– Ta không chấp ngươi vì ta nghe lời Nam Hải nữ hiệp, nhưng ngươi đã cố ý, ta sẽ cùng ngươi đánh cuộc. Có như vậy mới không làm tổn thương đến lời dạy dỗ của Nam Hải nữ hiệp.
Đinh Hồng Thanh hỏi:
– Ngươi muốn đánh cuộc gì?
Hồ Đề cười khanh khách như đàn ông:
– Ta cùng ngươi tỷ thí. Nếu ta thua, ta nguyện đem chức Thống lĩnh 72 động Tây Vu trao cho người. Còn nếu ngươi bại, ngươi phải làm cho ta ba điều. Những điều đó không trái với đạo nghĩa.
Hồng Thanh gật đầu:
– Trong cuộc đấu, ngươi không được dùng đến thú vật của ngươi, cũng không được dùng người ngoài trợ giúp. Nếu ai vi phạm, coi như thua.
Hồ Đề gật đầu:
– Được, ta nhận lời.
Từ ngày Hồ Đề đến Mê Linh dự đại hội đến giờ, đám người của Tản Viên như Thi Sách, Nhị Trưng lẫn Đào Kỳ, Phương Dung đều không biết võ công, chiêu số của nàng ra sao. Họ rất muốn nàng trổ tài để có dịp mở rộng kiến thức.
Hồng Thanh rút kiếm chĩa chênh chếch xuống đài. Dưới ánh trăng, gió hồ thổi lên, y phục màu hồng của nàng bay phất phới, trông giống như một tiên nga. Còn Hồ Đề, dùng một cây roi, cán dài khoảng hai thước (50cm), chuôi là những sợi da. Đầu mỗi sợi da có buộc một cái nhạc ngựa. Khi nàng rút roi ra, nhạc kêu leng keng. Hồ Đề cũng thủ thế đứng nhìn Hồng Thanh:
– Đinh nữ hiệp! Ta lớn tuổi hơn ngươi, vậy, ngươi ra chiêu trước đi.
Thái độ của Hồ Đề rất ung dung, ra vẻ đàn chị. Bên phái Tản Viên, Trưng Trắc nói với em:
– Người này quả thực xứng đáng thống lĩnh Tây Vu. Đừng nói 72 động, chứ làm Đại tướng quân cũng được. Đất Việt mình nảy ra được một người như thế thực đáng mừng. Sau đại hội, ta phải kết thân với nàng mới được.
Hồng Thanh chắp tay hành lễ. Thái độ tiêu sái, ung dung của một đệ tử danh môn chính phái. Dưới ánh trăng rằm, sắc đẹp của nàng trông thật huyền ảo, như có, như không, khiến các anh hùng điều tấm tắc khen thầm.
Hồ Đề cũng đáp lễ. Hồng Thanh tay trái bắt quyết, tay phải khoa kiếm thành một chiêu từ vai Hồ Đề xuống tới ngực, rồi chuyễn từ ngực sang phiá trái, rồi lại từ trái vòng xuống bụng. Tất cả điều là hư chiêu, như thể muốn biểu diễn.
Bên phái Cửu Chân, Tường Loan nói với Thiều Hoa:
– Sư tỷ, người con gái này đẹp đâu kém sư tỷ?
Thiều Hoa cũng nhận thấy thế:
– Ta nghĩ nàng còn đẹp hơn ta thì đúng hơn.
Tường Loan phân tích:
– Nói về ôn nhu, văn nhã, thùy mị, sư tỷ hơn nàng. Nói về sắc sảo, huyền bí, nàng hơn sư tỷ.
Bên này, Nguyễn Tam Trinh hỏi Đào Kỳ:
– Cháu có nhận ra chiêu số của Hồ Đề không?
Đào Kỳ gật đầu:
– Cháu thấy về bộ pháp thì rỏ ràng của phái Tản Viên, còn những đường roi, dường như của phái Hoa Lư thì phải, nhưng không hoàn toàn giống.
Nguyễn Tam Trinh nói:
– Cháu tinh mắt lắm. Quả đúng như vậy. Còn võ công Đinh Hồng Thanh?
Đào Kỳ nhìn lên đài:
– Rõ ràng là Cửu Chân nhà cháu. Từ ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ khiêm cung với địch thủ giống hệt đệ tử Đào gia.
Nguyễn Tam Trinh lại gật đầu:
– Ta thấy nàng phiêu phiêu, hốt hốt, ôn nhu văn nhã giống như sư tỷ Thiều Hoa của cháu như đúc. Thì ra đệ tử Cửu Chân đều được huấn luyện theo một khuôn mẫu.
Đào Kỳ quan sát trận đấu, tiếp:
– Bản lĩnh của Hồng Thanh đến trình độ này, không thể là đệ tử đời thứ ba được. Có lẽ nàng ngang vai vế với cháu. Vậy, có thể nàng là đệ tử của phụ thân, hay của thúc phụ, cữu phụ cháu cũng nên.
Tư thái của Hồng Thanh như thực, như hư, như phải, như trái, giống một vị tiên nữ. Còn đường roi của Hồ Đề, vì có những cái nhạc ngựa, nên reo lên những tiếng vi vu nghe rất êm tai. Một người thì phiêu phiêu, hốt hốt, một người thì biến hóa kỳ diệu, khó có thể đoán được ai sẽ thắng.
Thiều Hoa hỏi Tường Loan:
– Ngoài em ra, gần đây, sư phụ, sư thúc có nhận thêm đệ tử nào không? Hồng Thanh có phải là đệ tử của sư phụ, hay sư thúc không? Tường Loan gật đầu:
– Không. Em quả quyết với chị, Hồng Thanh không phải là đệ tử của sư phụ hoặc sư thúc.
Thiều Hoa chợt nhớ ra:
– Chị nhớ ra rồi. Nàng là đệ tử của sư thúc Thế Hùng. Đúng rồi. Ngày nọ Nghiêm Đại ca với chị ghé thăm Đinh Công Dũng ở Lôi Sơn, Công Dũng đã khoe rằng Hồng Thanh trọ tại nhà bà cô tại Đăng Châu, theo học trường Khổng Môn của người Hán, và được một hào kiệt đương thời thu làm đệ tử. Võ công của Hồng Thanh không thua gì y.
Trên đài, Hồng Thanh lộn người đi một vòng, tránh thế roi của Hồ Đề, thuận tay phóng một chưởng. Chưởng đó là chiêu Hải triều lãng lãng. Hồ Đề không biết nhiều về võ học Cửu Chân nên phát chiêu đỡ. Bộp một cái, cả hai cùng lùi lại. Hồng Thanh phóng lớp thứ nhì, Hồ Đề thấy thế mạnh như vũ bão, vội vận khí đỡ. Bùng một cái, nàng phải lùi lại hai bước. Hồng Thanh tiến tới một bước, phóng lớp thứ ba. Hồ Đề biết nguy, nhưng nàng là người mưu trí, vội chuyển roi thành vòng cầu, quấn vào cổ Hồng Thanh, với ý đồ nếu cần, cả hai cùng chết. Hồng Thanh vội vung kiếm đỡ roi của Hồ Đề, trong khi chưởng lực của nàng vẫn đánh tới. Đào Kỳ thấy Hồng Thanh là người nhà, đồng thời Hồ Đề lại là người kính trọng, vội kêu lên:
– Thần ưng thăng thiên.
Đây là thế võ của Hoa Lư. Hồ Đề nhớ ra, vội vọt người lên cao, trong khi chưởng lực của Hồng Thanh đi qua dưới chân cũng đã làm chân nàng tê buốt.
Hồng Thanh chuyển hướng từ dưới hướng lên trên đánh vào người Hồ Đề. Hồ Đề không mất bình tĩnh phóng chưởng đánh xuống. Hai chưởng gặp nhau, Hồ Đề lại bay vọt lên cao. Hồng Thanh chuyễn thế chưởng theo. Đây là lớp thứ năm, mạnh vô cùng, như núi đổ, như thủy triều tràn lên. Hồ Đề lộn trên không ba vòng, kình lực đã hết, trong khi lớp thứ năm của chiêu Hải triều lãng lãng như lớp sóng dồn dập đánh tới.
Hồ Đề than thầm:
– Thôi mạng ta cùng rồi!
Bỗng một bóng trắng từ dưới đài vọt lên xen vào giữa chưởng của Hồng Thanh. Cử tọa chỉ nghe bùng một cái, bóng trắng bay bổng lên không, rồi rớt xuống đài, nằm yên không cựa quậy. Còn Hồ Đề bị dư lực của chưởng đánh bay xuống đài. Cử tọa nhìn lại, bóng trắng đem thân đở đòn cho Hồ Đề, thấy dường như đã bỏ mạng, nằm yên bất động trên đài.
Nguyên Hồ Đề là người Mường, sống ở rừng núi Tây Vu, tiêu dao với thiên nhiên. Nàng nuôi đủ loại thú rừng, huấn luyện chúng để sai khiến người. Đi đâu nàng cũng đem theo đủ loại nào vượn, nào cọp, nào trăn để hộ vệ. Trong đám thú, có Bạch Viên tinh khôn như người. Nàng thương nó lắm nên lúc nào cũng để bên cạnh. Bạch Viên là linh vật, thấy chủ gặp nguy hiểm, tính mạng như treo trên sợi tóc, nó kêu lên một tiếng, lao lên khán đài, đưa lưng đỡ đòn cho chủ.
Hồ Đề rơi xuống đài thì con voi trắng từ xa đã chạy đến đưa lưng đỡ chân chủ. Hồ Đề vội nhảy từ bành voi lên đài, tay chuyển roi tấn công Hồng Thanh. Hồng Thanh đưa kiếm đỡ. Roi, kiếm quấn vào nhau, cả hai cùng dùng sức giật lại. Hồ Đề nhanh trí buông roi ra, nhảy sát vào chụp cổ Hồng Thanh. Hồng Thanh buông kiếm chụp vai Hồ Đề, hai người vật nhau trên sàn.
Đào Kỳ la lên:
– Hồng Thanh thua rồi.
Lê Chân ngạc nhiên:
– Tại sao?
– Có gì đâu? Võ công Cửu Chân thiên về cương, võ công Hoa Lư thiên về nhu, Hồng Thanh đi vật nhau với Hồ Đề là thua chắc rồi. Vả lại Hồ Đề ở rừng, đánh nhau với thú đã quen, Hồng Thanh địch sao nổi?
Trên đài, hai người vật lộn mấy vòng. Bỗng Hồ Đề kêu lên:
– Ngưng tay!
Hồng Thanh tưởng thực, buông tay ra, bị Hồ Đề chụp lấy tay bẻ quặt ra sau, nhấc bổng lên, nói:
– Tiểu muội! Ngươi mắc mưu ta rồi. Chúng ta đấu keo khác.
Hồng Thanh lắc đầu nói:
– Chị dùng trí chứ không dùng lực, em nhẹ dạ, thua là đáng lắm. Thua trí hay thua lực cũng thế. Ban nãy chúng ta đánh cuộc, chị bảo em thua thì phải làm cho chị ba điều. Vậy, những điều đó là những điều gì, chị cứ nói, Hồng Thanh sẵn sàng làm hết sức mình.
Hồng Thanh đã xinh đẹp, tiếng nói lại ôn nhu nhã nhặn, rõ ràng nàng là đệ tử danh môn chính phái, xử sự đường hoàng khác hẳn với anh nàng là Đinh Công Minh, nói năng thô lỗ, tục tằn.
Hồ Đề ghé vào tai Hồng Thanh nói mấy câu. Hồng Thanh ngần ngừ một lúc rồi gật đầu. Những người trên đài, dưới đài đều không hiểu Hồ Đề yêu cầu Hồng Thanh làm những việc gì? Nhưng dường như Hồng Thanh đã đồng ý thì phải.
Đến đây, Nghiêm Sơn nói:
– Như vậy, người võ công cao nhất châu Lôi Sơn là ai?
Hồng Thanh nói:
– Dĩ nhiên là Trần châu trưởng. Đinh gia chúng tôi thua rồi.
Lê Đạo Sinh có chủ ý riêng, cãi:
– Có lý nào thế được? Hùng hầu bị thua Đinh tam hiệp nhưng Đinh tam hiệp bị trăn cuốn, chứ có thua đâu? Tôi đề nghị hai người nên tái đấu.
Hồng Thanh ghé tai Đinh Công Thắng nói mấy câu. Công Thắng cau mặt suy nghĩ, rồi đưa mắt hỏi ý Đinh Công Minh. Công Minh đưa mắt sang phái Tản Viên như hỏi điều gì. Nguyễn Quý Lan ngồi bên Trưng Nhị gật đầu liên tiếp mấy cái. Công Minh bấy giờ mới ghé tai nói nhỏ với Công Thắng mấy câu.
Nghe xong, Đinh Công Thắng nói:
– Đó là mệnh trời, chứ có ai ngờ đâu thú vật lại can thiệp vào việc người? Về võ công, tôi thắng Hùng hầu, nhưng âm đức thua xa, tôi xin nhường.
Thiều Hoa nghĩ, hiện giờ, nàng là người có vai vế cao nhất của phái Cửu Chân tại đây, nên chạy lại bên Hồng Thanh, hỏi:
– Sư muội, phải chăng em là đệ tử của sư thúc Thế Hùng?
Hồng Thanh chắp tay hành lễ:
– Đúng. Sư phụ em hiện ẩn thân, không muốn người thế tục biết đến. Sư tỷ, tiểu sư huynh Đào Kỳ hiện nay ra sao? Sư phụ em rất tin tưởng vào người.
Thiều Hoa kể sơ chuyện Đào Kỳ rồi nói:
– Cho đến giờ phút này, ta cũng không biết tiểu sư đệ ở đâu nữa.
Đến đây, Đào Kỳ, Trần Năng, Hùng Bảo cùng nhớ lại một đêm trăng ở trang Thượng Hồng, có một thiếu nữ bịt mặt, dùng võ công Cửu Chân tấn công Hùng Bảo, rồi Đào Kỳ. Sau đó, nàng lấy thuốc giải đưa cho Đào Kỳ. Nàng còn hứa rằng, từ nay Đinh gia không làm khó dễ Trần Năng nữa. Thì ra, nàng là Đinh Hồng Thanh, đệ tử của Đào Thế Hùng.
Nguyên Đinh Hồng Thanh được cha gửi trọ học ở nhà bà cô tại huyện Đăng Châu. Cha nàng muốn nàng học chữ. Một ngày nọ, nàng làm quen với bạn học là Đào Phương Dung. Đào Phương Dung xin với cha thu Hồng Thanh làm đệ tử. Từ đấy, nàng trở thành đệ tử yêu của nhân vật khét tiếng phái Cửu Chân. Trong khi theo học, nàng với Đào Hiển Hiệu có tình ý với nhau. Đào Thế Hùng định nhờ người mai mối với Đinh Công Dũng, hỏi nàng làm vợ cho con trai. Việc chưa thành thì Công Dũng chết. Hồng Thanh là đệ tử danh môn chính phái, nàng chống lại chủ trương theo giặc của cha và chú. Trước cái chết của cha, nàng không biết phải giải quyết thế nào. Một đêm, nàng định đột nhập trang Thượng Hồng, giết Hùng Bảo, Trần Năng trả thù cho cha, thì gặp Đào Kỳ. Nàng biết sư phụ rất thương yêu Đào Kỳ, nên nàng lấy thuốc giải cứu cho chàng. Rồi, lời thày dạy thoang thoảng bên tay, nàng đứng ra khuyên chú, anh, không nên trả thù, phá hại đại cuộc.
Hôm nay, nàng đấu võ bị thua trí Hồ Đề, phải làm cho Hồ Đề ba việc. Hồ Đề ghé tai nàng yêu cầu việc thứ nhất phải coi việc phục quốc là điều quan trọng, bỏ tư thù với Trần Năng. Điều thứ nhì, khuyên chú, anh quay về với đất nước. Điều thứ ba, phải tuyệt đối tuân lệnh Trần Năng. Vì vậy, nàng mới khuyên Đinh Công Thắng. Công Thắng khuyên lại Đinh Công Minh. Công Minh vì có tình ý với Quý Lan, sư muội của Trưng Nhị, khi chàng đưa mắt hỏi ý nàng, nàng cũng gật đầu đồng ý.
Lê Đạo Sinh đứng lên nói:
– Xin mời Trần Châu trưởng lên đài cho.
Trần Năng lên đài, chào khắp bốn phương rồi nói:
– Xin các vị anh hùng nghe đây. Hơn một năm trước, khi lên cầm quyền thống lĩnh 36 động Nam Mê Linh, tôi có hứa rằng, hai năm sau sẽ tìm người có tài, có đức để kế vị. Hôm nay, tôi xin mượn nơi đây, nhờ Nam Hải nữ hiệp phái Sài Sơn, Cao tiên sinh phái Hoa Lư, Nguyễn tiên sinh phái Long Biên, Đặng đại ca và Nhị Trưng phái Tản Viên chứng kiến cho cuộc truyền chức này.
Gần đây, thế lực 36 động Lôi Sơn nổi lên rất lớn, ngang với 72 động Tây Vu và bằng Bắc Mê Linh của Thi Sách. Cử toạ hồi hộp, không biết Trần Năng sẽ truyền chức cho ai. Nàng vẫy tay gọi Đinh Hồng Thanh lên đài, rồi nói:
– Hôm nay, trước mặt các vị cao nhân võ lâm, ta, châu trưởng Lôi Sơn đời thứ nhất, truyền chức cho Đinh Hồng Thanh làm châu trưởng đời thứ nhì.
Cả quảng trường ào lên những tiếng ngạc nhiên.
Hồng Thanh lắp bắp:
– Em... em làm sao được?
Trần Năng nói:
– Ta là gái, ta làm được, em cũng làm được. Em là đệ tử của một đại hiệp giàu lòng yêu nước, võ công, nhân phẩm hơn ta nhiều. Em hãy nhận lời đi. Có việc gì khó khăn thì Đinh nhị, Đinh tam tiên sinh, Đinh đại ca của em, rồi chúng ta nữa, sẽ cùng giúp em. Đã là đệ tử Cửu Chân, đừng nói làm Thống lĩnh, làm vua cũng cứ được đi.
Nói rồi, nàng trao cây gậy ngắn bằng ngà voi, tượng trưng uy quyền châu trưởng cho Hồng Thanh.
Hồng Thanh quỳ xuống tiếp nhận, tuyên thệ:
– Tôi, Đinh Hồng Thanh, hôm nay được truyền chức châu trưởng Lôi Sơn, xin tuyên thệ: Một là hết lòng lo cho dân chúng trong châu, coi họ như anh em ruột thịt. Thứ nhì, luôn luôn tôn thờ, theo di chỉ của Hùng Vương, An Dương vương. Thứ ba, coi các châu, các phái khác như bạn hữu. Nếu sai lời thì trời chu, đất diệt.
Quần hào hoan hô vang dậy một góc trời. Người lớn hoan hô vì thấy việc làm khôn khéo của Trần Năng. Nàng truyền chức cho Hồng Thanh thì lực lượng Cửu Chân sẽ có ảnh hưởng ở Giao Chỉ. Mà Cửu Chân thì phản Hán phục Việt. Truyền chức cho Hồng Thanh đương nhiên Công Thắng, Công Minh phải nhất tâm nhất trí phục vụ cho cháu. Lại không sợ Hồng Thanh làm bậy, vì nàng là đệ tử danh môn chính phái. Trong khi bọn trẻ hoan hô vì thấy nàng đẹp như một tiên nga giáng phàm được cắt cử trọng trách.
Thiều Hoa, Tường Loan và các đệ tử Cửu Chân đồng đến chào mừng Hồng Thanh.
Nam Hải nữ hiệp nói:
– Trần phu nhân, ngươi... ngươi là học trò cao nhân nào mà tài đến như thế? Ta... ta khâm phục ngươi vô cùng. Ngươi tuy nhỏ tuổi, nhưng trí lực cao hơn bọn ta.
Trần Năng chắp tay thưa:
– Thưa Nam Hải nữ hiệp, ngươi là cao nhân đạo đức đệ nhất đương thời, đáng lẽ người hỏi, cháu phải khai sự thật. Nhưng, tiếc rằng sư phụ cháu khi dạy cháu không nhận cháu làm đồ đệ. Sau đó, cháu gặp tiểu sư thúc của chồng cháu là con út của Cửu Chân song kiệt Đào tiên sinh dạy dỗ cho cháu rất nhiều về võ công Văn Lang... Vậy, có thể coi cháu là đệ tử của Cửu Chân.
Nàng nói đến võ công Văn Lang khiến cả quảng trường ồn lên, rồi im lặng.
Lê Đạo Sinh lớn tiếng nói:
– Bây giờ đến phái Long Biên. Chưởng môn phái Long Biên trước đây là Nguyễn Phan lão hiệp. Nhưng mười năm trước đây, bỗng nhiên lão hiệp mất tích, đệ tử của người là Nguyễn Thuật đã thắng các sư huynh, sư đệ để làm chưởng môn. Nhưng Nguyễn Thuật đại hiệp lại mới qua đời. Con trai của người là Nguyễn Trát lên kế vị. Nguyễn Trát và sư đệ Phan Đông Bảng nổi danh là Long Biên nhị hiệp hiện có mặt tại đây, có thể cho biết ai là người võ công cao nhất của quý phái không?
Nguyễn Trát bước lên đài, vòng tay thành quyền, hướng vào tứ phương chào, rồi khoan thai đáp:
– Nói về vai vế trong tệ phái, tại hạ là người cao hơn hết. Nhưng nói về võ công, sư đệ Phan Đông Bảng là người cao hơn hết. Vậy, Phan sư đệ sẽ là người đại diện bản phái đi Trung Nguyên.
Rồi, ông vẫy tay xuống đài, nói:
– Phan sư đệ! lên đài đi.
Phan Đông Bảng bước lên đài, vòng tay thành quyền, hướng vào bốn phía hành lễ, rồi ngồi xuống ghế dành cho phái Long Biên.
Hốt nhiên, từ ba góc đài, ba người phi thân nhảy lên, thân pháp cực kỳ thần tốc. Vừa lên đài, một người đã vung quyền tấn công Đông Bảng. Đông Bảng lùi lại đỡ thì người kia biến quyền thành chỉ đâm vào mắt ông. Ông lui lại hai bước nữa thì người kia đã ngồi vào chiếc ghế dành cho phái Long Biên.
Bấy giờ Nguyễn Trát mới nhìn rõ: Ba người vừa nhảy lên đài là Lê Nghĩa Nam, Hoàng Đức Tiết và Mai Huyền Sương. Người tấn công Đông Bang và ngồi vào ghế là Lê Nghĩa Nam.
Mai Huyền Sương quát:
– Nguyễn Trát, Phan Đông Bảng! Chúng bay là hàng hậu bối, dám tự cho mình là võ công cao nhất bản phái ư? Người láo đến như vậy, ta không thể tha thứ cho ngươi được.
Nguyễn Trát nói lớn:
– Lê, Hoàng Mai tiền bối! Cách đây năm năm, các vị tranh chức chưởng môn với tiên sư, hứa rằng, nếu các vị bại sẽ ra khỏi môn phái. Sau khi các vị bị bại dưới tay tôn sư, các vị bỏ đi từ ngày đó đến giờ. Cách đây hơn năm, các vị có trở lại Cối Giang, cũng đã bị đánh bại rồi. Nay các vị còn dám xưng mình là người phái Long Biên nữa ư?
Mai Huyền Sương lớn tiếng nói:
– Hôm nay, ba sư huynh muội chúng tôi tới đây để xin các anh hùng thiên hạ chủ trì cho một việc. Tôn sư tiên sinh chúng tôi là Nguyễn Phan tiên sinh tự nhiên mất tích sau khi đi thăm Nguyễn Thuật về. Chúng tôi đã cho điều tra, tìm kiếm khắp nơi đều không thấy. Cật vấn Nguyễn Thuật thì y trả lời một cách gượng gạo. Cho nên, chúng tôi nghi rằng sư phụ chúng tôi đã bị y đánh thuốc độc rồi giết chết để đoạt lấy chức chưởng môn. Ba chúng tôi họp lại chất vấn và hắn đã dùng xảo kế để chiếm ngôi. Nguyễn Thuật làm việc ác độc như thế nên trời không thương, đất không tha cho hắn. Hắn mới tiếm chức chưởng môn được năm năm thì chết. Con hắn là Nguyễn Trát lại tiếp tục tiếm chức.
Nam Hải nữ hiệp nói:
– Mai nữ hiệp nói thế, nhưng Nguyễn Thuật tiền bối giết sư phụ có gì làm bằng chứng không?
Mai Huyền Sương cười lớn:
– Khi chúng tôi chất vấn y, y đã im miệng không nói gì. Như thế cũng đủ rõ y giết sư phụ rồi.
Nguyễn Trát quát lớn:
– Mai tiền bối ngậm máu phun người. Tiên sư quyết không có hại thái sư phụ. Nay tiên sư qua đời rồi, ngươi muốn nói gì chẳng được? Ngươi... ngươi thực là độc ác, bịa đặt ra những điều phi nhân để đổ cho người quá cố. Ngươi thực hèn hạ hết chỗ nói.
Lê Đạo Sinh nói:
– Ở đây không phải là chổ tranh chức chưởng môn. Thể lệ chúng ta đặt ra là tuyển người có võ công cao nhất đi Trung Nguyên. Vậy, trong phái Long Biên, ai có võ công cao nhất thì ngồi vào ghế.
– Mình đáng chết thực. Bản lĩnh của nhị sư huynh không phải tầm thường. Hôm đó, nhị sư huynh chỉ bị ngoại thương rất nhẹ. Người giả bộ mê man đến độ trở mình không nổi, thế mà mình cũng tin được.
Nàng nhớ lại, hôm đó, Tường Loan đã thắc mắc rằng: Nhị sư huynh công lực rất cao, không thua gì đại sư huynh, nên dù cho có bị nội thương trầm trọng cũng không đến nỗi như thế... Nàng nghe qua, nhưng đã không lưu ý.
Nàng lại nhớ, nhị sư huynh đã thuật lại rằng: Nghiêm Sơn đấu chưởng với sư thúc. Sư thúc bị phun máu miệng, bị thương nặng. Còn Phong Châu song quái đấu chưởng với sư phụ, sư mẫu... Song quái định giết sư phụ, sư mẫu, nhưng bị Nghiêm đại ca cản lại, vì y cảm phục thái độ đường đường chính chính của phái Cửu Chân. Hơn nữa Nghiêm đại ca hối hận về việc nghe theo lời bịa đặt của Thái Thú Cửu Chân là Nhâm Diên, mang quân trợ giúp y đánh Đinh, Đào trang. Nhâm Diên nói rằng Đào, Đinh trang là hai trang của trộm cướp. Nhưng khi giao chiến với ta và tiểu sư đệ, Nghiêm đại ca thấy ta và tiểu sư đệ là người ngay thẳng. Hơn nữa, giữa lúc nhà tan cửa nát, tại trận tiền, chúng ta không thù hằn đại ca. Đại ca quả có con mắt tinh đời, đã hiểu người của phái Cửu Chân ta, hiểu ta với tiểu sư đệ... Thế nên, ngày nay, ta mới là vợ người. Sau đó, Phong Châu song quái bắt nhị sư huynh đi. Vậy, chuyện y bắt nhị sư huynh đi là không thực. Song quái với nhị sư huynh chắc có liên hệ gì đây.
Thiều Hoa từ ghế ngồi của đệ nhất phu nhân Lĩnh Nam bước lên đài, hỏi Trịnh Quang:
– Nhị sư huynh! Thì ra nhị sư huynh là người của Phong Châu Song Quái cài vào phái Cửu Chân để hại người. Hôm đó, Song Quái bắt nhị sư huynh đi, bày ra vụ sư huynh bị thương, hầu có thể theo dõi ta với tiểu sư đệ. Nhưng, sư muội Tường Loan đã nhìn thấy cái sơ hở của ngươi, nên ngươi giết Tường Loan. Thực ông trời có mắt nên Tường Loan không chết, còn được sư phụ thu làm nội đồ... Trên đường từ Cửu Chân đi Hoa Lư, bất cứ chúng ta ẩn tránh thể nào, Song Quái cũng theo kịp. Thì ra ngươi đã để dấu vết lại cho bọn chúng tìm bọn ta. Tới lúc ở nhờ phái Hoa Lư, ngươi lên mặt đạo đức, hô hào sư huynh, sư muội giết ta để bịt miệng. Ngươi thật là tàn bạo.
Mọi người thấy Thiều Hoa từ chỗ dành cho đệ nhất phu nhân Lĩnh Nam lên đài, thì biết nàng là phu nhân của Lĩnh Nam Công. Khi nghe nàng nói mấy câu đó, mới hay nàng là đệ tử của Đào Thế Kiệt. Dưới ánh trăng, tà áo nàng bay phất phới, nhan sắc nàng càng thêm huyền ảo.
Người người truyền nhau:
– Nàng đẹp như thế không trách Lĩnh Nam Công đặt nàng làm phu nhân cũng phải. Thực là tiên nữ giáng phàm.
Tường Loan nói tiếp:
– Ta dò thám biết hết âm mưu của ngươi. Khi đến Hoa Lư ở nhờ phái này, ngươi lên mặt đạo đức, họp sư huynh sư muội kể tội tam sư tỷ là Mỵ Châu, định giết sư tỷ. Ngươi làm thế vì tam sư tỷ cũng khám phá ra ngươi giả đò bị thương. Ngươi định giết người để bịt miệng ư? Khó lắm, Trịnh Quang.
Ngừng một lát, nàng nói tiếp:
– Trịnh Quang, cha ngươi xuất thân là quân trộm cướp, phiêu bạt sang xứ Lão Qua làm ăn. Sau, được sư phụ đem về, giao cho chức bang trưởng một sóc dân ở rừng núi. Khi ngươi được mười mấy tuổi, cha ngươi chết. Mẹ ngươi không biết dạy con, nên, anh em ngươi đều trở thành những đứa trẻ lêu lổng. Hai em gái ngươi, một đứa lấy chồng làm quân giặc cướp, một đứa lấy chồng lính Hán, một thứ vợ thằng Ngô. Còn ngươi, làm rể nhà Nguyễn Cao. Bà dì của vợ ngươi làm tỳ nữ cho sư phụ. Bà xin sư phụ nhận ngươi làm đệ tử. Sư phụ dạy võ công cho ngươi, tạo sự nghiệp cho ngươi. Là đệ tử danh ngôn chính phái, không hiểu sao ngươi lại chui đầu vào làm gian tế cho Song Quái. Cách đây bảy năm, ngươi đánh trộm ta, nhưng ta không chết. Hôm nay, ngươi phải đền tội trước mặt anh hùng thiên hạ.
Tường Loan phóng chưởng đánh liền. Bây giờ nàng mới đem bản lĩnh chân thực ra. Chưởng lực của nàng hùng hậu vô cùng. Trịnh Quang lại dùng Phục Ngưu Thần Chưởng chống đở. Nhưng, võ công y thấp quá, cứ phải lùi dần đến góc đài. Tường Loan ngừng lại cho y thở một chút, rồi vận chân khí phóng một chưởng. Đám đệ tử Cửu Chân cùng kêu lên:
– Hải triều lãng lãng!
Trịnh Quang biết chưởng này rất lợi hại, nên y cũng vội ra chiêu Hải triều lãng lãng chống lại.
Hai bên cùng là đệ tử Đào gia, cùng phát một chiêu, công lực ai mạnh, người đó sẽ thắng.
Đào Kỳ ngồi dưới đài lo nghĩ:
– Bố ta mới thu nhận Tường Loan làm nội đồ gần đây. Công lực của nàng không biết có đủ để đối phó với gã Trịnh Quang hay không?
Trên đài, hai chưởng chạm nhau. Bình một tiếng, cả hai cùng lui lại. Hai người cùng phát lớp thứ nhì. Chưởng phong ào ào chụp xuống.
Nghiêm Sơn ngồi trên đài tự nhủ:
– Chiêu số này kình lực mạnh thực. Ngày nọ mình với Thiều Hoa có thử đối nhau mấy chiêu. Thiều Hoa ra chiêu này, khiến mình thấy tay tê buốt.
Lần này chưởng lực đụng nhau, Trịnh Quang bị bật lùi đến góc đài, trong khi Tường Loan tiến lên một bước. Hai người đều hít một hơi dài, phát lớp thứ ba. Chưởng lực chạm vào nhau đến tẹt một cái. Hai bên thi diễn cuộc đấu nội lực.
Trong khi Tường Loan phiêu phiêu hốt hốt, ung dung nhàn nhã thì Trịnh Quang phải dùng hết sức để chống đỡ.
Đấu được một lúc, trên đầu Trịnh Quang đã có làn khói bốc lên. Công lực của y đã gần cạn hết. Y muốn lên tiếng van xin Tường Loan, nhưng không dám mở miệng, vì, nếu y mở miệng, chân khí sẽ đoạn tuyệt, y sẽ hộc máu mà chết.
Một lát trôi qua, Trịnh Quang lảo đảo sắp ngã. Tường Loan thu nội lực về, khiến y ngã ngồi xuống đài.
Tường Loan hướng về phía đám đệ tử Cửu Chân, hỏi:
– Các sư huynh, sư đệ! Tường Loan có nên giết chết tên phản đồ này không?
– Giết chết đi!
– Giết tên gian tế đi!
Trong khi Tường Loan mải nói với đồng môn, Trịnh Quang đã bò, lết lui dần ra phía sau nàng. Tường Loan giật mình quay lại đúng lúc Trịnh Quang đứng dậy, định nhảy xuống đài. Nàng tát cho y một cái khiến y ngã chúi đầu xuống đất.
Lê Đạo Sinh nói:
– Tường Loan cô nương! Ngươi đã thắng được Trịnh Quang rồi thì thôi, hà tất phải giết nhau? Chỗ này là nơi tuyển người võ công cao nhất các phái, không phải là chỗ để trả thù nhau. Nếu ngươi muốn trả thù thì sau này thiếu gì cơ hội? Võ công người cao nhất Cửu Chân, vậy ngươi ngồi vào ghế đại diện đi.
Tường Loan lắc đầu:
– Thưa các vị anh hùng! Phái Cửu Chân chúng tôi gồm chín nhà, đều là dòng dõi trung lương của Âu Lạc. Bản phái trong mấy trăm năm qua, lúc nào cũng nằm gai nếm mật vì hận vong quốc, cố công luyện tập võ nghệ để phản Hán phục Việt. Nhưng gần đây, tên Thái Thú Nhâm Diên thâm độc, mưu đồ Hán hóa người Việt, bị nghiêm sư Đào tiên sinh khám phá ra, tỏ ý chống đối. Y bỏ tiền, lung lạc được năm trong chín trang theo y với cái bả học được văn minh người Hán, quên gốc Việt. Y lại đe dọa, khiến hai trang nữa phải rửa tay gác kiếm. Cuối cùng, còn Đào, Đinh trang, y bất thần đem kỵ binh Cửu Chân cộng thêm với thiết kỵ của Giao Chỉ vào đánh phá, thành ra hai trang tan nát. Nghiêm sư và sư thúc tuy nhà tan cửa nát, nhưng cũng chiếm được năm chiến thuyền, chạy đến một nơi bí mật ẩn thân. Nghiêm sư cho tiểu nữ đến đây để báo cho các vị võ lâm đồng đạo biết rằng bản phái không bao giờ cho đệ tử Cửu Chân tham dự trong đoàn đi cầu phong Hán đế. Hán là Hán, Việt là Việt. Tại sao chúng ta là con cháu Hùng Vương, An Dương vương lại phải đi cúi đầu cầu xin Hán để được thọ phong? Sao Hán đế không sang cầu chúng ta phong cho? Chúng ta đang âm thầm chuẩn bị đuổi giặc Hán, lại đi cúi đầu lạy giặc Hán, việc này không bao giờ có thể xảy ra được.
Nàng quay lại phía đệ tử của Cửu Chân nói:
– Các vị sư huynh, sư đệ! Sư phụ hãy còn tại thế, ngươi đã luyện võ đến trình độ cao thâm khôn lường. Trước kia, tôi là ngoại đồ, sau khi xảy ra vụ Trịnh Quang, đã được sư phụ thu làm đệ tử, truyền thụ võ công, nên ngày nay tôi mới thắng được tên Trịnh Quang.
Đào Kỳ nghe phụ thân còn sống, mừng muốn run người lên, nhưng chàng chợt nghĩ mình đang giả trang, nên không tiện lên tiếng hỏi thăm. Chàng nghĩ: Sau đây, ta sẽ hỏi sư tỷ Tường Loan để biết chỗ ở của cha mẹ ta, tìm đến thăm người cũng chưa muộn.
Thiều Hoa nắm tay Tường Loan hỏi:
– Sư muội! Ngươi còn nhớ ta không?
Tường Loan đáp:
– Sư tỷ! Chuyện của sư tỷ, sư phụ biết hết rồi. Ngươi không trách phạt sư tỷ đâu. Ngươi nói: Sư tỷ là người lòng dạ rất tốt. Sư tỷ đối với tiểu sư đệ như con. Sư tỷ tuy là vợ Lĩnh Nam Công, nhưng người Hán cũng có người xấu, kẻ tốt. Nghiêm công là người anh hùng nghĩa hiệp, đủ cả: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng, Minh... đó là người anh hùng khó kiếm trong thiên hạ. Chính đệ tứ Thái Bảo phái Sài Sơn đã nói thì sai thế nào được?
Thiều Hoa nước mắt như mưa:
– Sư phụ, sư mẫu! Con ghi nhớ ơn người đời đời!
Nàng dắt tay Tường Loan về phía đám đệ tử Cửu Chân.
Nghiêm Sơn ngồi trên đài, thấy những biến chuyễn của phái Cửu Chân mà chàng không nói được một lời. Từ ngày lấy vợ đến giờ, chàng hết lòng chiều đãi, nhưng Thiều Hoa lúc nào cũng buồn về việc nàng bị ám ảnh bởi cái nhục Mỵ Châu... Nay, cái ách đó đã gỡ ra được, nhưng chàng lại gặp điều không may. Nguyễn Tam Trinh, Đào Thế Kiệt đều khen chàng, võ lâm Lĩnh Nam kính phục chàng, nhưng Tô Định thì đang lo hại chàng. Tô Định từ mấy năm nay kiếm cớ để tấu về triều, nói rằng chàng mưu lập Lĩnh Nam làm giang sơn riêng. Nay Tường Loan nói lời bạo nghịch như vậy, rồi Thiều Hoa bỏ chỗ ngồi về chỗ của phái Cửu Chân, rõ ràng là đã có mưu đồ phản Hán. Chắc chắn Tô Định sẽ lợi dụng tình thế để hại chàng. Chàng nhủ thầm:
– Bất quá ta bỏ quan chức, cùng Thiều Hoa rong ruổi giang hồ chẳng hạnh phúc hơn sao?
Lê Đạo Sinh nói lớn:
– Phái Cửu Chân không tham dự vào việc xin cầu phong sau này sẽ không được dạy võ nữa. Ta cứ mặc phái Cửu Chân. Mỗi người mỗi chí. Bây giờ đến 36 động Lôi Sơn. Ai là người võ công cao nhất Lôi Sơn, xin châu trưởng Trần nữ hiệp chỉ định cho.
Hùng Trọng nói:
– Người võ công cao nhất của Lôi Sơn chúng tôi là châu trưởng Trần Năng chứ còn ai nữa?
Trần Năng vừa bước lên đài, đã thấy một người cũng nhảy lên khoanh tay đứng trước mặt nàng. Đó là Đinh Công Minh, con trai Đinh Công Dũng. Năm trước đây, trong trận đấu ở Nam Mê Linh dành chức châu trưởng 36 động, Công Dũng đã bị Phương Dung giết chết. Trần Năng hỏi:
– Đinh thiếu hiệp! Năm trước đây trong dịp tranh chức Thống lĩnh 36 động Nam Mê Linh, ba động Lôi Sơn đã chịu thua rồi, không lẽ thiếu hiệp quên hay sao, mà còn lên đây tranh dành?
Đinh Công Minh chắp tay hướng vào tứ phương hành lễ rồi nói:
– Thưa chư vị anh hùng! Năm trước đây gia phụ có ý tổ chức đại hội 36 động Nam Mê Linh để thống nhất thành châu. Con nhỏ này đã dùng một người ngoài để sát hại gia phụ của tại hạ. Dùng gian kế như vậy để đoạt chức châu trưởng, hỏi có xứng đáng hay không? Hôm nay là ngày các phái tổ chức chọn người võ công cao nhất, chứ không chọn người cầm quyền cao nhất. Y thị dùng gian kế đoạt chức châu trưởng đã không xứng đáng, thêm nữa, võ công y thị có được là bao? Xin chư vị xét cho.
Lê Đạo Sinh gật đầu:
– Điều đó đúng. Ở đây chỉ chọn người có võ công cao nhất mà thôi. Nếu Đinh thiếu hiệp không phục Trần nữ hiệp, xin các vị cứ việc tỷ đấu.
Đinh Công Minh hướng vào Trần Năng nói:
– Trần châu trưởng! Nếu ngươi biết thân phận, cứ việc lui xuống đài. Còn nếu ngươi tự thị võ công cao nhất, xin hãy chỉ dạy cho tại hạ ít hiệp.
Hùng Bảo ở dưới thấy Đinh Công Minh lên đài, tự biết sẽ không ổn. Chàng biết võ công của vợ là võ công Tản Viên, tuy hùng hậu thực, nhưng đem tỷ đấu với Công Minh, thuộc võ công Trung Nguyên, thì, võ công ai cao hơn thì người đó thắng. Trần Năng không phải đối thủ của y. Còn võ công của chàng là võ công Cửu Chân, đã được nghiên cứu để khắc chế võ công Trung Nguyên; nên, mỗi khi giao đấu, mỗi chiêu mỗi thức của võ công Trung Nguyên sẽ bị võ công Cửu Chân khắc chế. Vì vậy, chàng vội nhảy lên đài, nói:
– Đối phó với ngươi, không cần phải Trần châu trưởng ra tay. Ta ra tay cũng đủ.
Đinh Công Minh cười ha hả nói:
– Nam nhi trượng phu phải biết tu thân, tề gia rồi mới trị được quốc. Nhà ngươi đi cúi đầu, quỳ gối trước đàn bà, đội vợ lên đầu mà không biết nhục, sao còn dám lên đây dương oai diệu võ? Ta khuyên ngươi nên trở về lo chuyện trong nhà là hơn.
Hùng Bảo nghiêm trang nói:
– Ta họ Hùng, con cháu 18 đời vua Hùng. Chúng ta là người Văn Lang, đều là con rồng cháu tiên. Có bao giờ quốc tổ Lạc Long Quân khinh rẻ tổ mẫu Âu Cơ đâu? Xưa kia, Quốc Tổ, Quốc Mẫu sinh 100 người con, 50 theo mẹ, 50 theo cha. Mẹ cũng thế, mà cha cũng vậy. Trải qua mấy ngàn năm, người Việt chúng ta đều coi nam nữ như nhau. Ai có tài sẽ ra gánh vác việc đời, cần gì phải phân nam với nữ?
Chàng ngừng một lát rồi nói tiếp:
– Phái Sài Sơn nổi tiếng hiệp nghĩa anh hùng, đệ nhất Thái Bảo là Nam Hải Nữ Hiệp, có ai phân biệt nam, nữ đâu? Như phái Tản Viên, Thái Sơn Bắc Đẩu hiện thời, trong phái có Nhị Trưng, uy danh lừng Lĩnh Nam, có ai phân biệt nam, nữ đâu? Ngay bản thân ta đây, bái một nữ hiệp phái Cửu Chân làm sư phụ mà học được nghệ. Còn phu nhân của ta, nhờ võ công Tản Viên đã đoạt chức châu trưởng, mấy năm nay đã làm cho châu thêm giàu mạnh, có ai dám phủ nhận? Ta hãnh diện vì có phu nhân tài ba, ta kém tài nên ở duới quyền người, chẳng có gì là nhục cả.
Hồ Đề từ chỗ 72 động Tây Vu lên đài hỏi:
– Đinh thiếu hiệp, ngươi nói hơi quá rồi. Lên đài để đấu võ chớ không phải để miệt thị nam nữ!
Đinh Công Minh cười nhạt:
– Ta nói tên Hùng Bảo chui đầu vào trong quần vợ nó, chứ ta có nói nó chui đầu trong quần cô nương đâu?
Hồ Đề không nói gì, vung quyền đánh thẳng vào mặt Đinh Công Minh. Công Minh ngửa đầu ra sau tránh. Hồ Đề quét chân một cái, khiến y ngã chúi đầu, nằm dài trên sàn đài. Nàng đá vào đít y một cái, cả thân hình y bay vào chân Trần Năng. Trần Năng đã đứng ở mé đài, tránh không kịp, nàng vội xoạc chân ra, thân hình Công Minh chui tuột qua háng nàng, rơi xuống đài. Nhưng y là một cao thủ, nên chỉ xoay mình một cái đã đứng dậy được. Y phóng mình lên đài, tấn công Hồ Đề để trả thù.
Nguyên y học võ tại Trung Nguyên, bản lãnh không phải tầm thường. Vừa rồi, vì mải nói, không phòng bị, trong khi Hồ Đề lại ra tay một cách thần tốc, tuyệt không có triệu chứng gì báo trước nên y mới bị bại.
Hồ Đề lui lại đỡ quyền của y, rồi nói:
– Ngươi bảo Hùng hầu chui đầu trong quần Trần châu trưởng, tại sao ngươi cũng chui đầu dưới quần Trần châu trưởng như vậy? Ta lên đây để dạy dỗ ngươi liệu lời mà ăn nói, thế thôi. Còn chuyện tranh phong với người trong châu, thì mặc ngươi với Hùng hầu.
Nói rồi nàng nhảy xuống đài. Đinh Công Minh bị làm nhục, không biết đổ cái uất đó vào đâu, y phóng chưởng đánh Hùng Bảo. Hùng Bảo ra chiêu đỡ. Hai người quấn lấy nhau giao đấu.
Cứ như bản lĩnh do Thiều Hoa truyền dạy, muôn ngàn lần Hùng Bảo không thể là đối thủ của Công Minh. Nhưng trong những ngày gần Đào Kỳ, được Đào Kỳ chỉ dẫn tường tận, bản lĩnh chàng đã khá cao. Lại nữa, võ công của chàng thuộc Cửu Chân, gốc từ Âu Lạc, vốn bao hàm khắc chế với võ công Trung Nguyên, nên dù không bằng Công Minh, nhưng y cũng chưa thể thắng được chàng.
Dưới đài, Đào Kỳ thấy rõ Hùng Bảo không thể tiếp tục được quá 30 chiêu nữa, chàng chưa biết làm cách nào để giúp Hùng Bảo. Chính Lê Chân, Xuân Nương, Đàm Ngọc Nga cũng nhận thấy như thế.
Đào Kỳ hỏi Đàm Ngọc Nga:
– Tỷ tỷ ơi! Có cách nào giúp Hùng Bảo không? Anh ấy thua đến nơi rồi.
Đàm Ngọc Nga lắc đầu. Đào Kỳ nói:
– Kìa, chị trông. Giá Hùng Bảo đánh thấp tí nữa thì trúng y rồi. Đàm Ngọc Nga trố mắt nhìn Đào Kỳ:
– Cậu cũng biết võ à?
Đào Kỳ vội chữa:
– Em ăn mày lâu ngày, ở tửu lầu thấy người ta đấu võ nhiều nên biết thế thôi. Em có thuộc một bài ca của thầy phù thủy, cứ ca lên là chị muốn bên nào thắng được ngay.
Đàm Ngọc Nga thấy ngồ ngộ, hỏi:
– Cậu ca thử xem nào.
Đào Kỳ nói khẽ:
– Nếu em ca, chị phải ca tiếp liền. Ca cho Hùng Bảo và Đinh Công Minh cùng nghe thấy mới có kết quả.
Lê Chân gật đầu:
– Được, cậu cứ hát. Chị hát theo liền.
Đào Kỳ nhìn trên đài rồi nói:
– Nhũ yến quy sào.
Lê Chân la lớn lên:
– Nhũ yến quy sào.
Hùng Bảo trước đây đã được Đào Kỳ nhắc mà thắng Đinh Công Hùng. Nay chàng đang bị Đinh Công Minh tấn công muốn không thở được. Chợt nghe đến tên chiêu võ của Cửu Chân, chàng không nghĩ ngợi, lao đầu như người té về phía trước, hướng vào ngực Đinh Công Minh. Công Minh vội thu chưởng về, một tay đở ngực, một tay đánh trên cổ chàng.
Đào Kỳ la:
– Bạch vân thiên tải.
Lê Chân vội la lớn:
– Bạch vân thiên tải.
Hùng Bảo biến chiêu từ húc bằng cách lòn người trở ra, hai chân phóng vào ngực Đinh Công Minh. Bình một cái, Công Minh bị đá văng xuống đài.
Lê Chân và Đàm Ngọc Nga không phải người ngu, nên nghe Đào Kỳ nhắc có hai câu mà Hùng Bảo đang từ bại đã chuyển thành thắng, hai người biết ngay Đào Kỳ là người có võ công cao.
Ba người bàn luận đều không qua mắt được vị đệ tứ Thái Bảo Nguyễn Tam Trinh. Ông liếc nhìn Đào Kỳ một cái, cười nói:
– Thì ra đây là một vị cao nhân của phái Cửu Chân. Tại hạ mắt kém không nhìn ra được thiếu hiệp là đệ tử của vị nào trong phái Cửu Chân, xin thứ lỗi.
Phùng Vĩnh Hoa là người cơ mưu tuyệt vời. Nàng đoán cậu bé ăn mày này là Đào Kỳ, nên nàng lôi Đào Kỳ đến bên cạnh, lấy ngón tay cốc lên đầu chàng hai cái, nói:
– Cậu em này, bây giờ lớn quá rồi hả? Dám qua mặt các chị.
Rồi nàng cốc thêm hai cái nữa. Lê Chân ngơ ngác không hiểu. Vĩnh Hoa ghé tai Lê Chân nói:
– Đào tiểu đệ chúng ta đã gặp ở Đăng Châu đó, sư tỷ quên rồi sao?
Lê Chân nhìn kỹ, quả là Đào Kỳ. Nàng nắm lấy tai Đào Kỳ kéo một cái, rồi ghé vào tai, nói khẽ:
– Gớm thật, dám qua mặt chị cả.
Đinh Công Minh đã trở lại đài. Y muốn đấu nữa.
Nghiêm Sơn phất tay:
– Đinh thiếu hiệp! Võ công ngươi cao hơn Hùng hầu nhiều, nhưng ngươi đã bị đánh rơi xuống đài, ngươi đã bị bại rồi.
Đinh Công Minh cãi:
– Nhưng...y được người của phái Sài Sơn ám trợ.
Nam Hải nữ hiệp lên tiếng:
– Phái Sài Sơn của ta đâu biết võ Cửu Chân để nhắc cho Hùng hầu? Chẳng qua là một cao nhân phái Cửu Chân ngồi chung với Sài Sơn nhắc nhở con em mà thôi.
Đào Kỳ giật bắn người lên. Thì ra Nam Hải nữ hiệp đã biết tung tích chàng từ lâu rồi, nhưng bà thâm trầm, không nói ra đó thôi. Bất giác chàng khâm phục vô cùng, nói nhỏ với Lê Chân:
– Tôn sư quả thực minh mẫn. Em giả trang đến như chị Vĩnh Hoa cũng không nhìn ra, thế nhưng người lại biết. Hèn chi, tám vị Thái Bảo không tôn người là đệ nhất?
Trên đài, Đinh Công Thắng đã thượng đài nói với Hùng Bảo:
– Hùng hầu! Đinh lão tam mỗ muốn lĩnh giáo những chiêu thức cao siêu của Hùng hầu.
Đào Kỳ lo sợ cho Hùng Bảo:
– Võ công của Đinh Công Thắng ngang hàng với phụ thân ta. Ngay tam sư tỷ cũng chỉ chịu được mười hiệp là cùng. Hùng Bảo địch sao lại y? Ngày nọ, Phương Dung dùng kiếm giết chết Đinh Công Dũng cũng phải khó khăn lắm, suýt nữa mất mạng về tay y. Nay, Công Thắng võ công cao hơn Công Dũng nhiều, lại nung nấu ý chí trả thù, Hùng Bảo nguy mất.
Lê Chân hỏi Đào Kỳ:
– Này, chú bé ăn mày, chú có cách gì cứu Hùng Bảo không?
Đào Kỳ lắc đầu:
– Tỷ tỷ là Đông Triều Nữ Hiệp, tỷ tỷ có cách gì không?
Lê Chân gật đầu:
– Đông Triều thì không có, nhưng Vĩnh Hoa thì có dư.
Phùng Vĩnh Hoa cười:
– Nếu em chịu gọi ta bằng Chị cả ba tiếng, ta sẽ chỉ cho.
Đào Kỳ nheo mắt:
– Từ ngày gặp chị, không biết em đã kêu đến mấy ngàn tiếng rồi, đâu phải đợi tới bây giờ?
Trên đài, Hùng Bảo đã bắt đầu đấu với Đinh Công Thắng. Bảo dùng võ công Cửu Chân rất tinh vi, nhưng công lực chưa đủ. Trong khi Công Thắng rất cẩn thận, vừa công vừa thủ, dường như hắn đợi Hùng Bảo kiệt lực rồi mới ra tay. Phùng Vĩnh Hoa lấy bút viết mấy chử vào giấy, vo tròn lại, rồi bảo Đào Kỳ:
– Em có chỉ lực mạnh, hãy nhắm bắn viên giấy này sang chỗ chị Hồ Đề, sẽ có kế cứu được Hùng Bảo.
Đào Kỳ nhìn Vĩnh Hoa tự hỏi:
– Ta mới học được phép đàn chỉ đây, sao chị này đã biết được?
Chàng búng viên giấy một cái. Viên giấy quay tròn kêu lên những tiếng vo vo, nhưng bay rất chậm, hướng về phía đệ tử Tây Vu. Hồ Đề thấy viên ám khí quay tròn, rít lên những tiếng vo vo không ngừng, từ từ bay đến trước mặt. Nàng ngạc nhiên tự nhủ:
– Trên thế gian này sao lại có thứ ám khí quay nhanh đến độ phát ra tiếng kêu như thế kia, rồi lại đến rất chậm, thế là nghĩa lý gì?
Thấy kình lực mạnh, Hồ Đề không dám bắt. Nàng rút dao định gạt, bỗng viên ám khí bay chậm dần, rồi vù một cái, mở ra thành tờ giấy, rơi xuống trước mặt nàng. Hồ Đề cầm lên coi, thì ra một lá thư. Nàng nhẫm đọc, miệng tủm tỉm cười, hướng về phía Phùng Vĩnh Hoa gật đầu, tỏ ý hiểu.
Hùng Bảo đã bị Đinh Công Thắng dồn đến góc đài. Bỗng Công Thắng quát lớn:
– Đại ca, em trả thù cho đại ca đây.
Rồi, y phóng một chưởng vào hạ bàn Hùng Bảo. Hùng Bảo vội nhảy lên cao. Công Thắng chuyển chưởng lực từ dưới vào bụng Hùng Bảo. Bảo vội phóng chưởng đỡ, rồi mượn sức chưởng đối phương, lộn một vòng trên không. Công Thắng đánh thêm một chưởng cực mạnh vào ngực Hùng Bảo. Bảo vội vung chân đá, Công Thắng đã biến chưởng thành cầm nã, hai tay tà tà đánh ra như cái kéo. Y định đánh gãy chân tay Hùng Bảo.
Giữa lúc đó, Đinh Công Thắng cảm thấy như tay mình vướng vào vật gì khiến kình lực phát không ra. Y nhìn lại, đó là một sợi dây mềm, lớn bằng cổ tay, ai đã tung lên quấn vào hai tay y.
Trong khi đó, Hùng Bảo từ từ hạ xuống. Công Thắng giật tay gỡ dây ra, nhưng càng gỡ, giây càng siết chặt. Sợi dây có mùi tanh hôi không thể tưởng tượng được. Rồi một sợi dây thứ nhì từ khán đài đệ tử Tây Vu bay đến. Sợi dây quay tròn trên không rồi cuốn trước ngực Công Thắng hai vòng, siết chặt. Tiếp theo sợi thứ ba cuốn tròn chân y lại.
Đinh Công Thắng kinh hãi nghĩ:
– Trên đời sao lại có thứ võ công tung giây ở xa, cuốn lại trói người kỳ lạ thế này? Không lẽ sợi dây là ám khí nên có mùi hôi tanh khủng khiếp?
Tới khi nhìn kỹ, y mới giật mình kinh hoảng. Đó không phải giây mà là mấy con trăn, mùi hôi tanh bốc lên khiến y muốn nôn oẹ. Mấy con trăn quấn chặt chân tay y, đầu hướng vào mặt y, lưởi phun phè phè như cố ý đe dọa.
Chính Hùng Bảo khi đáp xuống, nhìn thấy tình trạng của Công Thắng cũng hoảng hốt.
Chợt một bóng hồng bay lên đài, thân pháp cực nhanh và đẹp mắt. Đó là một thiếu nữ thanh tú, mỹ lệ. Nàng vút kiếm vung lên định chém trăn để cứu Công Thắng, thì một tiếng hú dài vang lên từ phía 72 động Tây Vu, mấy con trăn buông Công Thắng ra, vọt xuống đài, biến mất.
Thiếu nữ lên tiếng hỏi:
– Chúng ta, 36 động Lôi Sơn đấu võ để quyết định người có võ công cao nhất, tại sao người của Tây Vu lại dùng rắn ám hại? Nếu là anh hùng hảo hán, hãy lên đây cùng ta tỷ đấu?
Nguyễn Tam Trinh hỏi Đào Kỳ:
– Này cháu, nữ lang đó là ai vậy?
Đào Kỳ đáp:
– Nàng là con gái Đinh Công Dũng. Nghe nói tâm địa nàng rất lương thuần. Đã nhiều lần khuyên cha, chú nên hợp tác với Thi Sách và Nhị Trưng, nhưng cha, chú không nghe lời. Không biết nàng học võ ở đâu và học với ai. Còn nàng tên là Đinh Hồng Thanh.
Bên khán đài Tây Vu, Hồ Đề hướng lên đài trả lời Hồng Thanh:
– Những thú vật ta nuôi, vốn ở rừng núi đã quen, thường không cắn ai cả. Chúng chỉ thích xơi thịt những tên Việt muốn bán tổ tiên Việt mà thôi. Cô nương, ta xem dung nhan cô thực mặn mà hiếm có. Thế khinh thân thượng đài vừa qua cũng không tầm thường. Ta thấy mà nể. Nhưng cô nương thách thức ta đấu võ, thì ta đành phải nhận lời.
Nàng hướng vào các vị trọng tài, hỏi:
– Nam Hải nữ hiệp, người là đại diện cho đạo đức, nghĩa hiệp võ lâm, xin người cho biết tiện nữ có quyền mượn khán đài, qua lại vài hiệp với Đinh nữ hiệp không?
Hồ Đề là người cương trực, tính tình như nam tử. Nàng không coi Lê Đạo Sinh, Nghiêm Sơn, Tô Định vào đâu, nên nàng chỉ hỏi một mình Nam Hải nữ hiệp mà thôi.
Nam Hải đoán được ý nàng, nên nói:
– Hồ Thống lĩnh! Ngươi là chủ của 72 động, thân phận không nhỏ, chấp chi lời của một thiếu nữ nhỏ tuổi?
Hồ Đề chắp tay vái:
– Đinh cô nương! Nam Hải nữ hiệp không những là đệ nhất Thái Bảo của phái Sài Sơn, mà còn là đệ nhất Thái Bảo của võ lâm nữa. Người đã dạy, chúng ta khỏi cần đấu nữa.
Đinh Công Thắng cãi:
– Chưa chắc.
Hồ Đề cười:
– Đinh Tam Hiệp! Ngươi là một trong Lôi Sơn tam hùng, mà không đạt đạo lý chút nào cả. Nói về võ công, chưa hẳn phái Sài Sơn là đệ nhất. Nhưng xưa nay, những người được gọi là anh hùng hiệp sĩ đâu phải chỉ nhờ ở võ công cao? Nhưng chính nhờ ở hành vi đạo đức. Đạo đức xưa nay vẫn được tôn thờ. Ngang thời với Khổng Tử, có biết bao nhiêu người là công, hầu bá... nhưng ngày nay có ai thờ họ đâu? Thiên hạ chỉ thờ ngài, bởi ngài là một người đạo đức. Chúng ta là người Việt, ngài là người Hán, mà chúng ta cũng thờ ngài. Nay, phái Sài Sơn nổi danh đạo đức, nghĩa hiệp, Nam Hải nữ hiệp đứng đầu phái này, chúng ta không tôn ngài là Nam Thiên đệ nhất, thì tôn ai đây?
Đinh Công Thắng bị Hồ Đề dồn cho một hồi, đành ngậm miệng. Đinh Hồng Thanh nói:
– Hồ Thống lĩnh! Nếu ngươi chịu thua như vậy thì xuống đài đi.
Hồ Đề cười:
– Ta không chấp ngươi vì ta nghe lời Nam Hải nữ hiệp, nhưng ngươi đã cố ý, ta sẽ cùng ngươi đánh cuộc. Có như vậy mới không làm tổn thương đến lời dạy dỗ của Nam Hải nữ hiệp.
Đinh Hồng Thanh hỏi:
– Ngươi muốn đánh cuộc gì?
Hồ Đề cười khanh khách như đàn ông:
– Ta cùng ngươi tỷ thí. Nếu ta thua, ta nguyện đem chức Thống lĩnh 72 động Tây Vu trao cho người. Còn nếu ngươi bại, ngươi phải làm cho ta ba điều. Những điều đó không trái với đạo nghĩa.
Hồng Thanh gật đầu:
– Trong cuộc đấu, ngươi không được dùng đến thú vật của ngươi, cũng không được dùng người ngoài trợ giúp. Nếu ai vi phạm, coi như thua.
Hồ Đề gật đầu:
– Được, ta nhận lời.
Từ ngày Hồ Đề đến Mê Linh dự đại hội đến giờ, đám người của Tản Viên như Thi Sách, Nhị Trưng lẫn Đào Kỳ, Phương Dung đều không biết võ công, chiêu số của nàng ra sao. Họ rất muốn nàng trổ tài để có dịp mở rộng kiến thức.
Hồng Thanh rút kiếm chĩa chênh chếch xuống đài. Dưới ánh trăng, gió hồ thổi lên, y phục màu hồng của nàng bay phất phới, trông giống như một tiên nga. Còn Hồ Đề, dùng một cây roi, cán dài khoảng hai thước (50cm), chuôi là những sợi da. Đầu mỗi sợi da có buộc một cái nhạc ngựa. Khi nàng rút roi ra, nhạc kêu leng keng. Hồ Đề cũng thủ thế đứng nhìn Hồng Thanh:
– Đinh nữ hiệp! Ta lớn tuổi hơn ngươi, vậy, ngươi ra chiêu trước đi.
Thái độ của Hồ Đề rất ung dung, ra vẻ đàn chị. Bên phái Tản Viên, Trưng Trắc nói với em:
– Người này quả thực xứng đáng thống lĩnh Tây Vu. Đừng nói 72 động, chứ làm Đại tướng quân cũng được. Đất Việt mình nảy ra được một người như thế thực đáng mừng. Sau đại hội, ta phải kết thân với nàng mới được.
Hồng Thanh chắp tay hành lễ. Thái độ tiêu sái, ung dung của một đệ tử danh môn chính phái. Dưới ánh trăng rằm, sắc đẹp của nàng trông thật huyền ảo, như có, như không, khiến các anh hùng điều tấm tắc khen thầm.
Hồ Đề cũng đáp lễ. Hồng Thanh tay trái bắt quyết, tay phải khoa kiếm thành một chiêu từ vai Hồ Đề xuống tới ngực, rồi chuyễn từ ngực sang phiá trái, rồi lại từ trái vòng xuống bụng. Tất cả điều là hư chiêu, như thể muốn biểu diễn.
Bên phái Cửu Chân, Tường Loan nói với Thiều Hoa:
– Sư tỷ, người con gái này đẹp đâu kém sư tỷ?
Thiều Hoa cũng nhận thấy thế:
– Ta nghĩ nàng còn đẹp hơn ta thì đúng hơn.
Tường Loan phân tích:
– Nói về ôn nhu, văn nhã, thùy mị, sư tỷ hơn nàng. Nói về sắc sảo, huyền bí, nàng hơn sư tỷ.
Bên này, Nguyễn Tam Trinh hỏi Đào Kỳ:
– Cháu có nhận ra chiêu số của Hồ Đề không?
Đào Kỳ gật đầu:
– Cháu thấy về bộ pháp thì rỏ ràng của phái Tản Viên, còn những đường roi, dường như của phái Hoa Lư thì phải, nhưng không hoàn toàn giống.
Nguyễn Tam Trinh nói:
– Cháu tinh mắt lắm. Quả đúng như vậy. Còn võ công Đinh Hồng Thanh?
Đào Kỳ nhìn lên đài:
– Rõ ràng là Cửu Chân nhà cháu. Từ ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ khiêm cung với địch thủ giống hệt đệ tử Đào gia.
Nguyễn Tam Trinh lại gật đầu:
– Ta thấy nàng phiêu phiêu, hốt hốt, ôn nhu văn nhã giống như sư tỷ Thiều Hoa của cháu như đúc. Thì ra đệ tử Cửu Chân đều được huấn luyện theo một khuôn mẫu.
Đào Kỳ quan sát trận đấu, tiếp:
– Bản lĩnh của Hồng Thanh đến trình độ này, không thể là đệ tử đời thứ ba được. Có lẽ nàng ngang vai vế với cháu. Vậy, có thể nàng là đệ tử của phụ thân, hay của thúc phụ, cữu phụ cháu cũng nên.
Tư thái của Hồng Thanh như thực, như hư, như phải, như trái, giống một vị tiên nữ. Còn đường roi của Hồ Đề, vì có những cái nhạc ngựa, nên reo lên những tiếng vi vu nghe rất êm tai. Một người thì phiêu phiêu, hốt hốt, một người thì biến hóa kỳ diệu, khó có thể đoán được ai sẽ thắng.
Thiều Hoa hỏi Tường Loan:
– Ngoài em ra, gần đây, sư phụ, sư thúc có nhận thêm đệ tử nào không? Hồng Thanh có phải là đệ tử của sư phụ, hay sư thúc không? Tường Loan gật đầu:
– Không. Em quả quyết với chị, Hồng Thanh không phải là đệ tử của sư phụ hoặc sư thúc.
Thiều Hoa chợt nhớ ra:
– Chị nhớ ra rồi. Nàng là đệ tử của sư thúc Thế Hùng. Đúng rồi. Ngày nọ Nghiêm Đại ca với chị ghé thăm Đinh Công Dũng ở Lôi Sơn, Công Dũng đã khoe rằng Hồng Thanh trọ tại nhà bà cô tại Đăng Châu, theo học trường Khổng Môn của người Hán, và được một hào kiệt đương thời thu làm đệ tử. Võ công của Hồng Thanh không thua gì y.
Trên đài, Hồng Thanh lộn người đi một vòng, tránh thế roi của Hồ Đề, thuận tay phóng một chưởng. Chưởng đó là chiêu Hải triều lãng lãng. Hồ Đề không biết nhiều về võ học Cửu Chân nên phát chiêu đỡ. Bộp một cái, cả hai cùng lùi lại. Hồng Thanh phóng lớp thứ nhì, Hồ Đề thấy thế mạnh như vũ bão, vội vận khí đỡ. Bùng một cái, nàng phải lùi lại hai bước. Hồng Thanh tiến tới một bước, phóng lớp thứ ba. Hồ Đề biết nguy, nhưng nàng là người mưu trí, vội chuyển roi thành vòng cầu, quấn vào cổ Hồng Thanh, với ý đồ nếu cần, cả hai cùng chết. Hồng Thanh vội vung kiếm đỡ roi của Hồ Đề, trong khi chưởng lực của nàng vẫn đánh tới. Đào Kỳ thấy Hồng Thanh là người nhà, đồng thời Hồ Đề lại là người kính trọng, vội kêu lên:
– Thần ưng thăng thiên.
Đây là thế võ của Hoa Lư. Hồ Đề nhớ ra, vội vọt người lên cao, trong khi chưởng lực của Hồng Thanh đi qua dưới chân cũng đã làm chân nàng tê buốt.
Hồng Thanh chuyển hướng từ dưới hướng lên trên đánh vào người Hồ Đề. Hồ Đề không mất bình tĩnh phóng chưởng đánh xuống. Hai chưởng gặp nhau, Hồ Đề lại bay vọt lên cao. Hồng Thanh chuyễn thế chưởng theo. Đây là lớp thứ năm, mạnh vô cùng, như núi đổ, như thủy triều tràn lên. Hồ Đề lộn trên không ba vòng, kình lực đã hết, trong khi lớp thứ năm của chiêu Hải triều lãng lãng như lớp sóng dồn dập đánh tới.
Hồ Đề than thầm:
– Thôi mạng ta cùng rồi!
Bỗng một bóng trắng từ dưới đài vọt lên xen vào giữa chưởng của Hồng Thanh. Cử tọa chỉ nghe bùng một cái, bóng trắng bay bổng lên không, rồi rớt xuống đài, nằm yên không cựa quậy. Còn Hồ Đề bị dư lực của chưởng đánh bay xuống đài. Cử tọa nhìn lại, bóng trắng đem thân đở đòn cho Hồ Đề, thấy dường như đã bỏ mạng, nằm yên bất động trên đài.
Nguyên Hồ Đề là người Mường, sống ở rừng núi Tây Vu, tiêu dao với thiên nhiên. Nàng nuôi đủ loại thú rừng, huấn luyện chúng để sai khiến người. Đi đâu nàng cũng đem theo đủ loại nào vượn, nào cọp, nào trăn để hộ vệ. Trong đám thú, có Bạch Viên tinh khôn như người. Nàng thương nó lắm nên lúc nào cũng để bên cạnh. Bạch Viên là linh vật, thấy chủ gặp nguy hiểm, tính mạng như treo trên sợi tóc, nó kêu lên một tiếng, lao lên khán đài, đưa lưng đỡ đòn cho chủ.
Hồ Đề rơi xuống đài thì con voi trắng từ xa đã chạy đến đưa lưng đỡ chân chủ. Hồ Đề vội nhảy từ bành voi lên đài, tay chuyển roi tấn công Hồng Thanh. Hồng Thanh đưa kiếm đỡ. Roi, kiếm quấn vào nhau, cả hai cùng dùng sức giật lại. Hồ Đề nhanh trí buông roi ra, nhảy sát vào chụp cổ Hồng Thanh. Hồng Thanh buông kiếm chụp vai Hồ Đề, hai người vật nhau trên sàn.
Đào Kỳ la lên:
– Hồng Thanh thua rồi.
Lê Chân ngạc nhiên:
– Tại sao?
– Có gì đâu? Võ công Cửu Chân thiên về cương, võ công Hoa Lư thiên về nhu, Hồng Thanh đi vật nhau với Hồ Đề là thua chắc rồi. Vả lại Hồ Đề ở rừng, đánh nhau với thú đã quen, Hồng Thanh địch sao nổi?
Trên đài, hai người vật lộn mấy vòng. Bỗng Hồ Đề kêu lên:
– Ngưng tay!
Hồng Thanh tưởng thực, buông tay ra, bị Hồ Đề chụp lấy tay bẻ quặt ra sau, nhấc bổng lên, nói:
– Tiểu muội! Ngươi mắc mưu ta rồi. Chúng ta đấu keo khác.
Hồng Thanh lắc đầu nói:
– Chị dùng trí chứ không dùng lực, em nhẹ dạ, thua là đáng lắm. Thua trí hay thua lực cũng thế. Ban nãy chúng ta đánh cuộc, chị bảo em thua thì phải làm cho chị ba điều. Vậy, những điều đó là những điều gì, chị cứ nói, Hồng Thanh sẵn sàng làm hết sức mình.
Hồng Thanh đã xinh đẹp, tiếng nói lại ôn nhu nhã nhặn, rõ ràng nàng là đệ tử danh môn chính phái, xử sự đường hoàng khác hẳn với anh nàng là Đinh Công Minh, nói năng thô lỗ, tục tằn.
Hồ Đề ghé vào tai Hồng Thanh nói mấy câu. Hồng Thanh ngần ngừ một lúc rồi gật đầu. Những người trên đài, dưới đài đều không hiểu Hồ Đề yêu cầu Hồng Thanh làm những việc gì? Nhưng dường như Hồng Thanh đã đồng ý thì phải.
Đến đây, Nghiêm Sơn nói:
– Như vậy, người võ công cao nhất châu Lôi Sơn là ai?
Hồng Thanh nói:
– Dĩ nhiên là Trần châu trưởng. Đinh gia chúng tôi thua rồi.
Lê Đạo Sinh có chủ ý riêng, cãi:
– Có lý nào thế được? Hùng hầu bị thua Đinh tam hiệp nhưng Đinh tam hiệp bị trăn cuốn, chứ có thua đâu? Tôi đề nghị hai người nên tái đấu.
Hồng Thanh ghé tai Đinh Công Thắng nói mấy câu. Công Thắng cau mặt suy nghĩ, rồi đưa mắt hỏi ý Đinh Công Minh. Công Minh đưa mắt sang phái Tản Viên như hỏi điều gì. Nguyễn Quý Lan ngồi bên Trưng Nhị gật đầu liên tiếp mấy cái. Công Minh bấy giờ mới ghé tai nói nhỏ với Công Thắng mấy câu.
Nghe xong, Đinh Công Thắng nói:
– Đó là mệnh trời, chứ có ai ngờ đâu thú vật lại can thiệp vào việc người? Về võ công, tôi thắng Hùng hầu, nhưng âm đức thua xa, tôi xin nhường.
Thiều Hoa nghĩ, hiện giờ, nàng là người có vai vế cao nhất của phái Cửu Chân tại đây, nên chạy lại bên Hồng Thanh, hỏi:
– Sư muội, phải chăng em là đệ tử của sư thúc Thế Hùng?
Hồng Thanh chắp tay hành lễ:
– Đúng. Sư phụ em hiện ẩn thân, không muốn người thế tục biết đến. Sư tỷ, tiểu sư huynh Đào Kỳ hiện nay ra sao? Sư phụ em rất tin tưởng vào người.
Thiều Hoa kể sơ chuyện Đào Kỳ rồi nói:
– Cho đến giờ phút này, ta cũng không biết tiểu sư đệ ở đâu nữa.
Đến đây, Đào Kỳ, Trần Năng, Hùng Bảo cùng nhớ lại một đêm trăng ở trang Thượng Hồng, có một thiếu nữ bịt mặt, dùng võ công Cửu Chân tấn công Hùng Bảo, rồi Đào Kỳ. Sau đó, nàng lấy thuốc giải đưa cho Đào Kỳ. Nàng còn hứa rằng, từ nay Đinh gia không làm khó dễ Trần Năng nữa. Thì ra, nàng là Đinh Hồng Thanh, đệ tử của Đào Thế Hùng.
Nguyên Đinh Hồng Thanh được cha gửi trọ học ở nhà bà cô tại huyện Đăng Châu. Cha nàng muốn nàng học chữ. Một ngày nọ, nàng làm quen với bạn học là Đào Phương Dung. Đào Phương Dung xin với cha thu Hồng Thanh làm đệ tử. Từ đấy, nàng trở thành đệ tử yêu của nhân vật khét tiếng phái Cửu Chân. Trong khi theo học, nàng với Đào Hiển Hiệu có tình ý với nhau. Đào Thế Hùng định nhờ người mai mối với Đinh Công Dũng, hỏi nàng làm vợ cho con trai. Việc chưa thành thì Công Dũng chết. Hồng Thanh là đệ tử danh môn chính phái, nàng chống lại chủ trương theo giặc của cha và chú. Trước cái chết của cha, nàng không biết phải giải quyết thế nào. Một đêm, nàng định đột nhập trang Thượng Hồng, giết Hùng Bảo, Trần Năng trả thù cho cha, thì gặp Đào Kỳ. Nàng biết sư phụ rất thương yêu Đào Kỳ, nên nàng lấy thuốc giải cứu cho chàng. Rồi, lời thày dạy thoang thoảng bên tay, nàng đứng ra khuyên chú, anh, không nên trả thù, phá hại đại cuộc.
Hôm nay, nàng đấu võ bị thua trí Hồ Đề, phải làm cho Hồ Đề ba việc. Hồ Đề ghé tai nàng yêu cầu việc thứ nhất phải coi việc phục quốc là điều quan trọng, bỏ tư thù với Trần Năng. Điều thứ nhì, khuyên chú, anh quay về với đất nước. Điều thứ ba, phải tuyệt đối tuân lệnh Trần Năng. Vì vậy, nàng mới khuyên Đinh Công Thắng. Công Thắng khuyên lại Đinh Công Minh. Công Minh vì có tình ý với Quý Lan, sư muội của Trưng Nhị, khi chàng đưa mắt hỏi ý nàng, nàng cũng gật đầu đồng ý.
Lê Đạo Sinh đứng lên nói:
– Xin mời Trần Châu trưởng lên đài cho.
Trần Năng lên đài, chào khắp bốn phương rồi nói:
– Xin các vị anh hùng nghe đây. Hơn một năm trước, khi lên cầm quyền thống lĩnh 36 động Nam Mê Linh, tôi có hứa rằng, hai năm sau sẽ tìm người có tài, có đức để kế vị. Hôm nay, tôi xin mượn nơi đây, nhờ Nam Hải nữ hiệp phái Sài Sơn, Cao tiên sinh phái Hoa Lư, Nguyễn tiên sinh phái Long Biên, Đặng đại ca và Nhị Trưng phái Tản Viên chứng kiến cho cuộc truyền chức này.
Gần đây, thế lực 36 động Lôi Sơn nổi lên rất lớn, ngang với 72 động Tây Vu và bằng Bắc Mê Linh của Thi Sách. Cử toạ hồi hộp, không biết Trần Năng sẽ truyền chức cho ai. Nàng vẫy tay gọi Đinh Hồng Thanh lên đài, rồi nói:
– Hôm nay, trước mặt các vị cao nhân võ lâm, ta, châu trưởng Lôi Sơn đời thứ nhất, truyền chức cho Đinh Hồng Thanh làm châu trưởng đời thứ nhì.
Cả quảng trường ào lên những tiếng ngạc nhiên.
Hồng Thanh lắp bắp:
– Em... em làm sao được?
Trần Năng nói:
– Ta là gái, ta làm được, em cũng làm được. Em là đệ tử của một đại hiệp giàu lòng yêu nước, võ công, nhân phẩm hơn ta nhiều. Em hãy nhận lời đi. Có việc gì khó khăn thì Đinh nhị, Đinh tam tiên sinh, Đinh đại ca của em, rồi chúng ta nữa, sẽ cùng giúp em. Đã là đệ tử Cửu Chân, đừng nói làm Thống lĩnh, làm vua cũng cứ được đi.
Nói rồi, nàng trao cây gậy ngắn bằng ngà voi, tượng trưng uy quyền châu trưởng cho Hồng Thanh.
Hồng Thanh quỳ xuống tiếp nhận, tuyên thệ:
– Tôi, Đinh Hồng Thanh, hôm nay được truyền chức châu trưởng Lôi Sơn, xin tuyên thệ: Một là hết lòng lo cho dân chúng trong châu, coi họ như anh em ruột thịt. Thứ nhì, luôn luôn tôn thờ, theo di chỉ của Hùng Vương, An Dương vương. Thứ ba, coi các châu, các phái khác như bạn hữu. Nếu sai lời thì trời chu, đất diệt.
Quần hào hoan hô vang dậy một góc trời. Người lớn hoan hô vì thấy việc làm khôn khéo của Trần Năng. Nàng truyền chức cho Hồng Thanh thì lực lượng Cửu Chân sẽ có ảnh hưởng ở Giao Chỉ. Mà Cửu Chân thì phản Hán phục Việt. Truyền chức cho Hồng Thanh đương nhiên Công Thắng, Công Minh phải nhất tâm nhất trí phục vụ cho cháu. Lại không sợ Hồng Thanh làm bậy, vì nàng là đệ tử danh môn chính phái. Trong khi bọn trẻ hoan hô vì thấy nàng đẹp như một tiên nga giáng phàm được cắt cử trọng trách.
Thiều Hoa, Tường Loan và các đệ tử Cửu Chân đồng đến chào mừng Hồng Thanh.
Nam Hải nữ hiệp nói:
– Trần phu nhân, ngươi... ngươi là học trò cao nhân nào mà tài đến như thế? Ta... ta khâm phục ngươi vô cùng. Ngươi tuy nhỏ tuổi, nhưng trí lực cao hơn bọn ta.
Trần Năng chắp tay thưa:
– Thưa Nam Hải nữ hiệp, ngươi là cao nhân đạo đức đệ nhất đương thời, đáng lẽ người hỏi, cháu phải khai sự thật. Nhưng, tiếc rằng sư phụ cháu khi dạy cháu không nhận cháu làm đồ đệ. Sau đó, cháu gặp tiểu sư thúc của chồng cháu là con út của Cửu Chân song kiệt Đào tiên sinh dạy dỗ cho cháu rất nhiều về võ công Văn Lang... Vậy, có thể coi cháu là đệ tử của Cửu Chân.
Nàng nói đến võ công Văn Lang khiến cả quảng trường ồn lên, rồi im lặng.
Lê Đạo Sinh lớn tiếng nói:
– Bây giờ đến phái Long Biên. Chưởng môn phái Long Biên trước đây là Nguyễn Phan lão hiệp. Nhưng mười năm trước đây, bỗng nhiên lão hiệp mất tích, đệ tử của người là Nguyễn Thuật đã thắng các sư huynh, sư đệ để làm chưởng môn. Nhưng Nguyễn Thuật đại hiệp lại mới qua đời. Con trai của người là Nguyễn Trát lên kế vị. Nguyễn Trát và sư đệ Phan Đông Bảng nổi danh là Long Biên nhị hiệp hiện có mặt tại đây, có thể cho biết ai là người võ công cao nhất của quý phái không?
Nguyễn Trát bước lên đài, vòng tay thành quyền, hướng vào tứ phương chào, rồi khoan thai đáp:
– Nói về vai vế trong tệ phái, tại hạ là người cao hơn hết. Nhưng nói về võ công, sư đệ Phan Đông Bảng là người cao hơn hết. Vậy, Phan sư đệ sẽ là người đại diện bản phái đi Trung Nguyên.
Rồi, ông vẫy tay xuống đài, nói:
– Phan sư đệ! lên đài đi.
Phan Đông Bảng bước lên đài, vòng tay thành quyền, hướng vào bốn phía hành lễ, rồi ngồi xuống ghế dành cho phái Long Biên.
Hốt nhiên, từ ba góc đài, ba người phi thân nhảy lên, thân pháp cực kỳ thần tốc. Vừa lên đài, một người đã vung quyền tấn công Đông Bảng. Đông Bảng lùi lại đỡ thì người kia biến quyền thành chỉ đâm vào mắt ông. Ông lui lại hai bước nữa thì người kia đã ngồi vào chiếc ghế dành cho phái Long Biên.
Bấy giờ Nguyễn Trát mới nhìn rõ: Ba người vừa nhảy lên đài là Lê Nghĩa Nam, Hoàng Đức Tiết và Mai Huyền Sương. Người tấn công Đông Bang và ngồi vào ghế là Lê Nghĩa Nam.
Mai Huyền Sương quát:
– Nguyễn Trát, Phan Đông Bảng! Chúng bay là hàng hậu bối, dám tự cho mình là võ công cao nhất bản phái ư? Người láo đến như vậy, ta không thể tha thứ cho ngươi được.
Nguyễn Trát nói lớn:
– Lê, Hoàng Mai tiền bối! Cách đây năm năm, các vị tranh chức chưởng môn với tiên sư, hứa rằng, nếu các vị bại sẽ ra khỏi môn phái. Sau khi các vị bị bại dưới tay tôn sư, các vị bỏ đi từ ngày đó đến giờ. Cách đây hơn năm, các vị có trở lại Cối Giang, cũng đã bị đánh bại rồi. Nay các vị còn dám xưng mình là người phái Long Biên nữa ư?
Mai Huyền Sương lớn tiếng nói:
– Hôm nay, ba sư huynh muội chúng tôi tới đây để xin các anh hùng thiên hạ chủ trì cho một việc. Tôn sư tiên sinh chúng tôi là Nguyễn Phan tiên sinh tự nhiên mất tích sau khi đi thăm Nguyễn Thuật về. Chúng tôi đã cho điều tra, tìm kiếm khắp nơi đều không thấy. Cật vấn Nguyễn Thuật thì y trả lời một cách gượng gạo. Cho nên, chúng tôi nghi rằng sư phụ chúng tôi đã bị y đánh thuốc độc rồi giết chết để đoạt lấy chức chưởng môn. Ba chúng tôi họp lại chất vấn và hắn đã dùng xảo kế để chiếm ngôi. Nguyễn Thuật làm việc ác độc như thế nên trời không thương, đất không tha cho hắn. Hắn mới tiếm chức chưởng môn được năm năm thì chết. Con hắn là Nguyễn Trát lại tiếp tục tiếm chức.
Nam Hải nữ hiệp nói:
– Mai nữ hiệp nói thế, nhưng Nguyễn Thuật tiền bối giết sư phụ có gì làm bằng chứng không?
Mai Huyền Sương cười lớn:
– Khi chúng tôi chất vấn y, y đã im miệng không nói gì. Như thế cũng đủ rõ y giết sư phụ rồi.
Nguyễn Trát quát lớn:
– Mai tiền bối ngậm máu phun người. Tiên sư quyết không có hại thái sư phụ. Nay tiên sư qua đời rồi, ngươi muốn nói gì chẳng được? Ngươi... ngươi thực là độc ác, bịa đặt ra những điều phi nhân để đổ cho người quá cố. Ngươi thực hèn hạ hết chỗ nói.
Lê Đạo Sinh nói:
– Ở đây không phải là chổ tranh chức chưởng môn. Thể lệ chúng ta đặt ra là tuyển người có võ công cao nhất đi Trung Nguyên. Vậy, trong phái Long Biên, ai có võ công cao nhất thì ngồi vào ghế.